Thực hiện kiểmtoán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH kiểm toán & kế toán AAC (Trang 36 - 39)

TNHH KIỂMTOÁN & KẾ TOÁN AAC

2.2.2. Thực hiện kiểmtoán

Thực hiện kiểm toán là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán bằng cách sử dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của BCTC trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán được thu thập đầy đủ và đáng tin cậy.

Trước khi thực hiện kiểm toán, công ty AAC đã quy định một số nội dung về nhiệm vụ của nhóm trưởng; nguyên tắt sắp xếp, đánh số và tham chiếu giấy làm việc; chỉ mục giấy làm việc; các ký hiệu sử dụng thống nhất nhằm giảm bớt thời gian làm việc của KTV đồng thời tạo điều kiện cho việc kiểm tra, kiểm soát được dễ dàng.

Ngoài việc tuân thủ các quy định do công ty AAC đề ra trong quá trình thực hiện kiểm toán, khi tiến hành kiểm toán các KTV còn dựa vào các chương trình kiểm toán chi tiết do AAC xây dựng để thực hiện kiểm toán cho từng khoản mục, phần hành trên BCTC. Mỗi chương trình kiểm toán xây dựng bao gồm:

Mục tiêu kiểm toán

 Xét trên quan điểm KTV: Mục tiêu kiểm toán là mục tiêu đặt ra nhằm đạt được bằng chứng kiểm toán có hiệu lực về một hoặc nhiều cơ sở dẫn liệu BCTC thông qua việc thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp.

 Xét trên quan điểm khách hàng: Mục tiêu kiểm toán là cộng thêm mức độ tin cậy vào báo cáo tài chính.

Cơ sở dẫn liệu báo cáo tài chính: Là những xác nhận của Ban giám đốc khách

hàng về BCTC và được chia thành 7 nhóm.

 Đầy đủ: Tài sản, công nợ, các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh đều được ghi chép và trình bày một cách đầy đủ (Completeness);

 Hiện hữu: Tài sản và công nợ tồn tại tại thời điểm lập báo cáo (Existence);

 Chính xác: Các nghiệp vụ kinh tế - tài chính được ghi nhận theo đúng số tiền, doanh thu và chi phí được phân bổ đúng niên độ, sổ kế toán phải phù hợp với báo cáo tài chính (Accuracy);

 Đánh giá: Tài sản và công nợ được ghi nhận theo đúng giá trị quyết toán (Valuation);

 Sở hữu: Tài sản và công nợ thuộc về quyền sở hữu của doanh nghiệp tại ngày báo cáo (Ownership);

 Trình bày và công bố: Các khoản mục được phân loại, diễn đạt và công bố phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (Presentation).

Bằng chứng kiểm toán có hiệu lực: Bằng chứng kiểm toán được xem là có hiệu lực khi thỏa mãn các tiêu chuẩn như đầy đủ và thích hợp, hiệu quả chi phí và nâng cao giá trị kiểm toán.

Kỹ thuật kiểm toán: Các kỹ thuật kiểm toán thường được áp dụng là so sánh, tính toán, xác nhận, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, quan sát và kiểm tra thực tế.

Thực hiện thủ tục kiểm toán: Đó là tất cả các thủ tục kiểm toán cần thiết để thu được bằng chứng kiểm toán có hiệu lực chứng minh một khoản mục trên BCTC, bao gồm kiểm tra các hoạt động kiểm soát, các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết.

 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát:

Công việc này được AAC thực hiện nhằm thu thập bằng chứng về sự tồn tại và hoạt động của HTKSNB của đơn vị, làm cơ sở cho KTV xem xét mức độ thực hiện các thử nghiệm cơ bản. Các cơ sở dẫn liệu của KTV trong việc kiểm tra các hoạt động kiểm soát bao gồm:

• Sự tồn tại: Kiểm tra xem thủ tục kiểm soát có tồn tại ở đơn vị hay không.

• Tính hiệu lực: Xem xét thủ tục kiểm soát có đạt được mục tiêu kiểm soát.

• Tính liên tục: Xem xét thủ tục kiểm soát có được thực hiện liên tục trong kỳ kế toán tại đơn vị hay không.

Sau khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát, KTV tính toán và phân bổ mức trọng yếu cho BCTC và từng khoản mục trên BCTC. Sau đó, thực hiện một số thủ tục nhằm đánh giá lại RRKS và điều chỉnh chương trình kiểm toán, có hai hướng đó là mở rộng thử nghiệm cơ bản nếu khoản mục hoặc chu trình được đánh giá lại có RRKS cao hơn dự kiến, và ngược lại.

 Thực hiện thử nghiệm cơ bản

• Thực hiện thủ tục phân tích

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 – Quy trình phân tích, không yêu cầu bắt buộc áp dụng thủ tục phân tích đối với giai đoạn thực hiện kiểm toán, nhưng để giảm thiểu rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của BCTC, các cuộc kiểm toán của AAC đều tiến hành thực hiện thủ tục này trong khi thực hiện kiểm toán BCTC. Kết hợp với kết quả phân tích trong khâu lập kế hoạch, trong giai đoạn này, KTV tiếp cận số liệu cụ thể hơn như trên chứng từ, trên sổ chi tiết, rồi đối chiếu sổ tổng hợp để xem xét

những bất thường (nếu có). Phân tích được thực hiện trong suy nghĩ của các KTV nhiều hơn là được thể hiện trên giấy tờ làm việc.

• Thử nghiệm chi tiết số dư và nghiệp vụ

Các thành viên trong đoàn kiểm toán được phân công công việc kiểm toán theo từng khoản mục, với trách nhiệm của mình thì thành viên đoàn tiến hành kiểm tra chi tiết tính đúng đắn của số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ các tài khoản và số phát sinh của các nghiệp vụ kinh tế. Kết quả có được từ giai đoạn này được thể hiện rất cụ thể trên giấy làm việc của AAC. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng lúc này được công ty áp dụng kết hợp rất linh hoạt, bao gồm các kỹ thuật: kiểm kê, gửi thư xác nhận, đối chiếu xác minh tài liệu, phỏng vấn tính toán lại, ….Trong giai đoạn này, việc thu thập các bằng chứng kiểm toán chiếm khối lượng công việc lớn nhất cho nên các kỹ thuật cần áp dụng cũng thực hiện nhiều nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH kiểm toán & kế toán AAC (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w