TNHH KIỂMTOÁN & KẾ TOÁN AAC
2.3.2.3. Đánh giá, phân bổ mức trọng yếu tại công ty XYZ
vƯớc lượng ban đầu về mức trọng yếu cho tổng thể BCTC
Công việc đầu tiên là KTV tiến hành ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho cả tổng thể BCTC căn cứ vào các chỉ tiêu được quy định làm số gốc theo khung tỷ lệ của công ty. Các chỉ tiêu được chọn làm số gốc và các tỷ lệ tương ứng để xác định mức trọng yếu được quy định tại Bảng 3 sau đây:
Bảng 3: Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho tổng thể BCTC của AAC
Tên các chỉ tiêu của số gốc Tỷ lệ
Tổng tài sản Từ 0,2% đến 1%
Tổng doanh thu Từ 0,02% đến 0,1%
Lợi nhuận sau thuế 5% đến 20%
(Nguồn: Phòng Kiểm toán BCTC – công ty AAC)
Mức trọng yếu do AAC xác lập đối với chỉ tiêu tổng tài sản và tổng doanh thu rất thận trọng. Đối với chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thì AAC lại quy định khung tỉ lệ cao từ 5% đến 20%. Điều này được lý giải do khách hàng chính của công ty chủ yếu là khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Nơi mà tỉ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp thấp hơn so với các doanh nghiệp ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác, theo AAC thì tỷ trọng về giá trị của chỉ tiêu lợi nhuận thường nhỏ hơn tỷ trọng của tổng tài sản và tổng doanh thu trong niên độ kế toán của doanh nghiệp.
Căn cứ vào hướng dẫn trên và số liệu của các chỉ tiêu số gốc trên BCTC, KTV lập Bảng tính mức trọng yếu cho cho cuộc kiểm toán cụ thể theo bảng 2 dưới đây:
Bảng 4: Bảng tính mức trọng yếu cho tổng thể BCTC của Công ty XYZ
TT Chỉ tiêu Tỷ lệ (%) Số tiền (VND) Ước tính mức trọng yếu Thấp nhất Cao nhất Tối thiểu (VND) Tối đa (VND) 1 Tổng tài sản 0,2 1 34.495.221.912 68.990.444 344.952.219 2 Tổng doanh thu 0,02 0,1 59.833.900.104 11.966.780 59.833.900 3 Lợi nhuận sau
thuế 5 20 1.252.712.361 62.635.618 250.542.472
(Nguồn: Hồ sơ làm việc công ty XYZ – công ty AAC)
Công ty ZYZ là công ty cổ phần nên lợi nhuận sau thuế là thông tin được nhiều đối tượng quan tâm nhất là các cổ đông do đó KTV chọn chỉ tiêu gốc là lợi nhuận sau thuế. Cùng với việc tìm hiểu khách hàng, KTV nhận thấy công ty XYZ kinh doanh về lĩnh vực xây dựng là một ngành luôn tiềm ẩn những sai sót với gian lận lớn nên rủi ro tiềm tàng là cao nhưng bù lại HTKSNB ở công ty khá tốt, rủi ro kiểm soát sau khi đã đánh giá là ở mức độ trung bình. Vì vậy, theo kinh nghiệm xét đoán nghề nghiệp KTV chọn mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu tổng thể BCTC được xác định ở mức trung bình là:
(62.635.618 + 250.542.472):2 = 156.589.045 đồng
Để thể hiện tính thận trọng, KTV điều chính mức phân bổ ban đầu xuống còn 70%. Vậy mức trọng yếu phân bổ ban đầu sau khi điều chỉnh là:
156.589.045 x 70% = 109.612.332 đồng
vPhân bổ mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu của tổng thể BCTC cho
các khoản mục trên BCTC:
Mức trọng yếu ban đầu được phân bổ cho các khoản mục khác theo tỷ trọng của khoản mục trong tổng tài sản.
Tỷ trọng TSNH trên tổng Tài sản:
30.816.358.111: 34.495.221.912 = 89,34%Mức trọng yếu phân bổ cho TSNH là: Mức trọng yếu phân bổ cho TSNH là:
109.612.332 x 89,34% = 97.927.657 đồng
Tiếp theo kiểm toán viên sẽ phân bổ 97.927.657 đồng cho tất cả các khoản mục trong nhóm tài sản ngắn hạn.
Việc phân bổ 97.927.657 đồng cho các tài khoản trong nhóm TSNH phụ thuộc vào giá trị số phát sinh từng khoản mục. Đối với khoản mục vốn bằng tiền, KTV chỉ phân bổ mức trọng yếu chung cho các tài khoản vốn bằng tiền theo tỷ trọng vốn bằng tiền trên TSNH, KTV không chia mức trọng yếu ra cho từng tài khoản tiền mặt, tiền gởi ngân hàng và tiền đang chuyển. Bảng sau cho thấy vốn bằng tiền được phân bổ mức trọng yếu là 10.378.438 đồng.
Khoản mục Số tiền (VND) Mức trọng yếu phân bổ (VND)
Tài sản ngắn hạn 30.816.358.111 97.927.657
Vốn bằng tiền 3.262.286.584 10.366.834
(Nguồn: Hồ sơ làm việc công ty XYZ – công ty AAC)
2.3.3 .Thực hiện kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền
2.3.3.1. Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát, đánh giá lại RRKS
Sau khi thực hiện đánh giá sơ bộ, nhân viên kiểm toán áp dụng các thể thức cụ thể như: quan sát, phỏng vấn, xem xét,...chủ yếu tập trung vào sự hiện diện các quy chế do doanh nghiệp quy định thể hiện trong các văn bản, kiểm tra sự hoạt động và tính liên tục của các quy chế kiểm soát đã được đơn vị đề ra. Nhằm mục đích khảo sát đối với KSNB và đánh giá lại RRKS trước khi đi vào thực hiện các thử nghiệm cơ bản. Tuy nhiên, thực hiện thử nghiệm kiểm soát có thể được kiểm toán viên thực hiện lồng ghép với thử nghiệm chi tiết.