Đẩy mạnh chương trình xuất khẩu lao động:

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 51 - 54)

- Thứ tư, thực hiện nhất quán chủ trương “Nhà nước cùng toàn dân ra sức đầu tư phát triển”

3.2.3. Đẩy mạnh chương trình xuất khẩu lao động:

- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động

Tiếp tục làm việc với các đơn vị có uy tín, tư vấn cho lao động đi xuất khẩu ở các nước mang lại thu nhập cao và ít rủi ro. Trong năm tới tiến hành một cách đồng bộ trong công tác XKLĐ cho thanh niên theo các hướng: cho lao động có tay nghề và được đào tạo ngoại ngữ theo yêu cầu của các đối tác, đồng thời cũng tạo điều kiện để cho các lao động thủ công, lao động thủ công có cơ hội tham gia vào thị trường XKLĐ. Những lao động chưa có trình độ hầu hết ở độ tuổi thanh niên khoảng từ 19 – 21 tuổi có thể tham gia vào thị trường XKLĐ bằng các công việc đơn giản như: lao động giúp việc nhà, trông trẻ, … Phấn đấu mỗi năm đưa từ 150 – 200 lao động thanh niên đi xuất khẩu ở các nuớc.

- Quan tâm hơn nữa hoạt động xuất khẩu lao động

Huyện Quế Phong cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động XKLĐ ra nước ngoài trên cơ sở mở rộng thị trường, phấn đấu đào tạo đưa người lao động ra nước ngoài với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, lao động có tay nghề giỏi và xuất khẩu ra các nước phát triển có khả năng chi trả lương cao, việc làm ổn định cho người lao động như Hàn Quốc, Xingapo, Triều Tiên, …

Ban chỉ đạo của huyện, các cơ quan chức năng cần thể hiện hơn nữa vai trò quản lý của mình, tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông thoáng để người lao động có cơ hội tiếp cân, tìm kiếm việc làm thuận lợi. Thêm nữa địa phương cần phải quản lý lực lượng XKLĐ. Tránh tình trạng người lao động đi xuất khẩu theo kênh tự do, giảm thiểu những rủi ro về tính mạng cũng như tài sản của người lao động.

Hỗ trợ kinh phí tạo điều kiện thuận lợi để TNDTTS tham gia XKLĐ để tăng thu nhập và tăng ngoại tệ.

Đất đai nông nghiệp cũng là nơi có thể giải quyết việc làm tại chỗ cho thanh niên bằng cách khuyến khích những người trẻ mở mang các trang trại, lâm trại, ngư trại, tạo các ngành nghề như nuôi trồng thuỷ hải sản, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, trồng cây ăn quả, nấm, và các loại cây trồng khác.

Phát triển kinh tế trang trai nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; có việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lao động, dân cư xây dựng nông thôn mới..

Quế Phong là huyện miền núi có tiềm năng lớn trong việc xây dựng mô hình kinh tế trang trại vì nó hội tụ đủ các điều kiện như nguồn nước dồi dào, đất đai rộng lớn, thực vật đa dạng phong phú .... Trong những năm qua mặc dù mô hình kinh tế trang trại được chú trọng và đẩy mạnh, số lượng trang trại có tăng lên; tuy nhiên vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng: Số lượng trang trại quá ít; hơn nữa các trang trại đều thuộc loại nhỏ, chỉ giải quyết việc làm cho từ 1 – 2 lao động. Để khai thác tiềm năng nguồn nhân lực trẻ của huyện cần phải có những việc làm cụ thể sau:

- Sử dụng tốt các quỹ hỗ trợ quốc gia để phát triển kinh tế trang trại.

- Xây dựng một chương trình đồng bộ, sát hợp và có tính khả thi để phát triển kinh tế trang trại.

+ Từng bước cơ cấu lại ngành nghề, cây trồng vật nuôi để khắc phục những mất cân đối giữa lao động và tư liệu sản xuất; giữa quỹ thời gian lao động dư thừa và mức thu nhập thấp của người lao động; giữa sản xuất nông nghiệp và chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

+ Gắn việc xây dựng và mở rộng trang trại với các định hướng cơ bản: hướng vào việc sử dụng nguyên liệu, vật liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động, hướng vào phục vụ nhu cầu và sản xuất tại chỗ.

-Tạo điều kiện thuận lợi để các chủ trang trại vây vốn mở rộng trang trại với mức lãi suất hợp lý.

- Chú trọng hơn nữa trong việc phổ biến kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi cho người lao đông, nhất là thanh niên thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: sách bao, ti vi...

- Xây dựng chính sách đào tạo hợp lý, khuyến khích chuyển giao công nghệ trong việc phát triển kinh tế trang trại.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w