Tình hình giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số huyện Quế Phong

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 39 - 41)

- Địa hình đồi núi cao:

2.2.3. Tình hình giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số huyện Quế Phong

trạng mù chữ, tốt nghiệp cấp I, cấp II còn khá phổ biến. Do họ không biết chử nên khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật tiến bộ rất khó khăn (vd: internet, báo chí…) và khả năng nhận thức vấn đề không cao, chậm chạp trong thông tin nên khó có cơ hội tốt và từ đó họ cũng có thể trở thành người thất nghiệp.

+Trường hợp có trình độ mà vẫn thất nghiệp:

Khi tốt nghiệp cao đẳng, đại học mới ra trường, do không tìm được công việc thật hợp ý ghế nhà trường ai cũng mong cho mình khi ra trường sẽ có một công việc thật hợp ý mình, nhưng có người ra trường kiếm hoài, kiếm mãi nhưng cũng không kiếm đựơc một chổ làm mà mình dự định trước kia. Dẫn đến chán nản không chịu đi làm.

2.2.2.3 . Về thu nhập

Bảng 2.8 Thu nhập của thanh niên dân tộc thiểu số huyện Quế Phong

Thu nhập Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới 500 ngàn đồng/ tháng 16 26,23 Từ 500 – 1triệu đồng/ tháng 19 31,15 Từ 1 – 2 triệu đồng/ tháng 21 34,42 Trên 2 triệu đồng/ tháng 5 8,2 Tổng 61 100

(Nguồn: số liệu điều tra)

Qua bảng 2.8 ta thấy, thu nhập dưới 500 ngàn đồng/ tháng chiếm 26,23%, chủ yếu là làm ruộng, làm thuê….Từ 500 – 1 triệu đồng/ tháng chiếm 31,15%, chủ yếu làm nghề may, buôn bán nhỏ, chay xe ôm, ôsin. Từ 1 triệu - 2 triệu đồng/ tháng chiếm 34,42%, chủ yếu là công nhân các nhà máy, xí nghiệp, thợ mộc. …. Trên 2 triệu đồng/ tháng chiếm 8,2%, chủ yếu làm cán bộ công nhân viên nhà nước, chủ các trang trại.

2.2.3. Tình hình giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số huyện Quế Phong Quế Phong

Theo bộ kế hoạch và đầu tư: “ Giải quyết việc làm luôn là vấn đề bức xúc và được sự quan tâm của các nghành, các cấp cùng với quan tâm đổi mới kinh tế xã hội, quản lý việc làm được thực hiện trong chương trình Quốc gia rộng lớn trên cơ sở chính sách đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, dịch vụ, đa dạng hóa nghành nghề nhằm tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới. Đã có sự thay đổi trong nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về việc làm và giải quyết việc làm. Nhà nước tạo mọi cơ hội và môi trường bình đẳng để tạo việc làm và tìm kiếm việc làm”.

Thanh niên dân tộc thiểu số được UBND và Huyện hết sức quan tâm, trên cơ sở đẩy mạnh và sử dụng các mô hình kinh tế trang trại, tích cực mở rộng, khuyến khích cho TNDTTS tham gia học nghề, tạo điều kiện cho TNDTTS vay vốn sản xuất, giới thiệu mở rộng các xuất khẩu lao động.

- Giải quyết việc làm qua các chương trình đào tạo nghề

Cho đến nay huyện đã có một trung tâm dạy nghề nhưng mới đi vào hoạt động nên hiệu quả không cao . Công tác dạy nghề cũng được thực hiện thông qua trung tâm giáo dục thường xuyên của Huyện. Huyện cũng đã tổ chức các lớp đào tạo miễn phí cho TNDTTS, thu hút được nhiều TN tham gia. Bình quân hàng năm đào tạo có từ 2- 3 lớp, thu hút từ 80- 140 lao động trong đó TN là lực lượng chủ yếu, chiếm đến 90%.

Quy mô đào tạo không lớn, mức độ đa dạng nghành nghề không cao. Chủ yếu là các nghành nghề: Cắt may công nghiệp, đồ gỗ, hàn lùa cửa sắt, nhôm kính, mây tre đan…Vì vậy hiệu quả của các lớp này chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường mới mà chủ yếu là tiêu thụ tại địa phương.

- Giải quyết việc làm thông qua đề án cho vay vốn để phát triển kinh tế trang trại Xuất phát từ thực trạng việc làm của thanh niên huyện nhà. Năm 2008 UBND huyện đã quyết định thành lập Quỹ thanh niên lập nghiệp cấp huyện, trên cơ sở đó đã ban hành quy chế quản lý sử dụng nguồn vốn và giao cho Ban thường vụ Huyện đoàn trực tiếp quản lý quỹ thanh niên lập nghiệp, đến nay nguồn vốn có 70 triệu đồng và đã giải ngân cho 60 triệu cho 6 mô hình chăn nuôi bò và dê tại đơn vị xã Mường Nọc, trang

trại VACR ở Quang Phong, Quế Sơn, Tri Lễ ... bước đầu đã đi vào hoạt động có hiệu quả.

Đến nay Ban thường vụ Huyện đoàn đã phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện tổ chức giải ngân được hơn 11 tỷ đồng cho thanh niên vay để sản xuất kinh doanh và xây dựng mô hình trang trại, hiện nay trên toàn huyện có trên 100 mô hình thanh niên là chủ các trang trại, nhiều mô hình đi vào hoạt động hiệu quả có thu nhập kinh tế cao như mô hình của đồng chí đoàn viên thanh niên Hà Văn Thuận, Vi Văn Hai ở Hạnh ; Thò Bá Và và Bá Dê ở Tri Lễ ... cho thu nhập trên 20 triệu đồng/năm. Đây là những tấm gương sáng cho đoàn viên, thanh niên học tập và làm theo. Tuy nhiên các trang trại phần lớn đều thuộc loại nhỏ, chỉ giải quyết cho từ 1 –2 lao động.

- Giải quyết việc làm qua xuất khẩu lao động

Để giải quyết việc làm cho người lao động, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến XKLĐ. Quế Phong là huyện có số lượng người XKLĐ không lớn nhưng điều đáng mừng là có xu hướng tăng lên nhanh chóng qua các năm . Theo kết quả thống kê lao động việc làm của phòng lao động thương binh xã hội huyện. Năm 2006, có 33 người đi XKLĐ đến năm 2008 thì có 116 người, bình quân mỗi năm từ 120 đến 150 lao động được học tập và sang làm việc tại các nước bạn. Phần lớn lao động đi xuất khẩu của thanh niên, có tới 82% thanh niên tham gia XKLĐ.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số huyện quế phong, tỉnh nghệ an (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w