- Địa hình đồi núi cao:
2.2. Thực trạng lực lượng lao động thanh niên và việc làm của thanh niên dân tộc thiểu số huyện Quế Phong
thiểu số huyện Quế Phong
2.2.1.Thực trạng lực lượng lao động thanh niên trên địa bàn huyện Quế Phong
2.2.1.1. Quy mô
Hiện nay Quế Phong có khoảng 12.390 người trong độ tuổi thanh niên (từ 18 – 28 tuổi), chiếm tỷ lệ 19,02% dân số và khoảng 36,62% lực lượng lao động xã hội. Trong đó có 3.438 đoàn viên (tỷ lệ 27,75% so với tổng số TN) và 5.290 hội viên. Thanh niên dân tộc thiểu số là 11.385 người, chiếm 91,89% trong tổng số thanh niên toàn huyện. Thanh niên là học sinh chiếm 18,32%. Đại bộ phận thanh niên luôn kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà. Thanh niên càng nhận thức sâu sắc về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc. Bản lĩnh chính trị của thanh niên được nâng cao, thể hiện ở ý chí và quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức. Trong sự tăng trưởng chung của thanh niên đã xuất hiện lớp thanh niên tiêu biểu của thời kỳ đổi mới, làm gương sáng cho đông đảo thanh niên noi theo. Thanh niên đang vừa là lực lượng xung kích bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vừa là đội quân xung kích tình nguyện tham gia phát triển kinh tế xã hội. Giải quyết các vấn đề của cộng đồng, hỗ trợ các địa bàn và đồng bào gặp khó khăn, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận thanh niên thiếu ý thức rèn luyện về tư tưởng đạo đức, lối sống, ít quan tâm đến đời sống chính trị, lười lao động, ỷ lại gia đình, thiếu ý chí vươn lên trong cuộc sống; có lối sống buông thả, thực dụng, coi trọng vật chất, xa rời các giá trị văn hóa truyền thống. Các tệ nạn xã hội như ma túy, mãi dâm có xu hướng gia tăng trong lực lượng thanh niện, theo kết quả điều tra Quế Phong là một trong những điểm nóng bậc nhất về ma túy chỉ xếp sau T.P. Vinh, điều này có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển kinh tế của huyện . Mặt khác, tình trạng thanh niên dân tộc thiểu số thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định, trình độ nghề nghiệp, tư duy làm kinh tế hạn chế đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, trưởng thành của thanh niên và công tác đoàn kết tập hợp thanh niên ở huyện.
2.2.1.2. Cơ cấu lực lượng thanh niên dân tôc thiểu số huyên Quế Phong
Theo điều tra 75 TNDTTS tại các xã Nậm Nhoong, Châu Thôn, Mường Nọc của huyện Quế Phong thu được kết quả như sau:
- Về độ tuổi:
Bảng 2.3 cho thấy lực lực thanh niên dân tộc thiểu số tập trung cao nhất ở nhóm tuổi 16 – 20 có 27 người, chiếm 36%. Ở nhóm tuổi này, tham gia lao động không cao. Nhóm tuổi này cần được đào tạo nghề, rèn luyện ở các trường Trung học phổ thông, cao đẳng, đại học để có những ngành nghề và chuyên môn nhất định.
Tiếp theo là nhóm tuổi 21 – 25 có 25 người, chiếm 33,33%. Ở nhóm tuổi này tham gia lao động tương đối cao. Đây là thế mạnh của lực lượng thanh niên dân tộc thiểu số huyện Quế Phong vì lực lượng này có ưu thế về sức khỏe, trình độ.
Ở nhóm tuổi 26 – 30 có 23 người, chiếm 30,67%. Ở nhóm tuổi này tham gia lao động nhiều nhất. Vì ở nhóm tuổi này hầu hết đã lập gia đình nên sự suy nghĩ chín chắn về nghề nghiệp và họ cũng đã đúc rút được kinh nghiệm qua các năm.
Bảng 2.3 Độ tuổi lao động Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) Từ 16 – 20 27 36 Từ 21 – 25 25 33,33 Từ 26 – 30 23 30,67 Tổng 75 100
(Nguồn: Số liệu điều tra) - Về trình độ học vấn:
Bảng 2.4. Cơ cấu thanh niên dân tộc thiểu số huyện Quế Phong theo trình độ học vấn Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%) Mù chữ 10 13,33 Tốt nghiệp cấp I 24 32 Tốt nghiệp cấp II 27 36 Tốt nghiệp cấp III 12 16 Tốt nghiệp CĐ, ĐH 2 2,67 Tổng 75 100
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn đến việc làm của người lao động nói chung và thanh niên dân tôc thiểu số nói riêng. Qua bảng trên, cho thấy trình độ học vấn của thanh niên dân tộc thiểu số huyện Quế Phong đa số có trình độ học vấn tốt nghiệp cấp I, cấp II. Số lao động này rất ít sự lựa chọn việc làm. Vì vậy, những người này phải chấp nhận làm những công việc nặng nhọc trong điều kiện kém thuận lợi và thu nhập thấp. Còn lao động có trình độ học vấn tốt nghiệp cao đẳng, đại học. Những người này đã được trang bị kiến thức và có thể tiếp thu với khoa học kỹ thuật rất nhanh. Cơ hội việc làm của những người này rất cao. Nhìn tổng quát, thanh niên dân tộc thiểu số huyện Quế Phong có trình độ học vấn thấp, điều này rất khó khăn trong việc tiếp thu, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng và thu nhập của người lao động.
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Trình độ chuyên môn kỹ thuật là một trong những tiêu chí quan trọng phản ánh chất lượng của lao động. Nó quyết định đến năng suất lao động và các vấn đề khác của sự phát triển kinh tế, xã hội. Thực trạng chất lượng lao động của huyện Quế Phong được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của thanh niên dân tộc thiểu số huyện Quế Phong
Chỉ tiêu Lao động không qua đào tạo
Lao động đã qua đào tạo nghề
Tổng Sơ cấp chứng chỉ nghề Công nhân kỹ thuật Trung cấp CĐ, ĐH SL(người) 62 5 3 3 2 75 Tỷ lệ (%) 82,66 6,67 4 4 2,67 100
(Nguồn: số liệu điều tra)
Bảng 2.5 cho thấy, thanh niên dân tộc thiểu không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm tới 82,66%. Bởi chưa qua đào tạo nên vấn đề tìm việc làm của lượng lao động này ở huyện còn rất khó khăn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện cần tuyển dụng lao động có nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật. Nên bộ phận lao độngnày không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Qua phân tích chất lượng của 75 thanh niên dân tộc thiểu số ở huyện rút ra kết luận sau:
Đây là cơ cấu không hợp lý. Tỷ lệ thanh niên dân tộc thiểu số có trình độ cao đẳng, đại học là 2,67%%, trong khi đó tỷ lệ thanh niên dân tôc thiểu số có trình độ công nhân kỹ thuật là 4%. Như vậy cứ 1 người lao động có trình độ cao đẳng, đại học sẽ ứng với 1,5 người công nhân kỹ thuật. Những con số này phản ánh tình trạng thừa thầy thiếu thợ.
Để nâng cao chất lượng trình độ thanh niên dân tộc thiểu số thì huyện Quế Phong cần phải đầu tư cho ngành giáo dục nhiều hơn nữa, đặc biệt là công tác tư vấn nghề nghiệp và thường xuyên mở lớp đào tạo nghề trên địa bàn huyện.