- Địa hình đồi núi cao:
2.2.2. Thực trạng việc làm của thanh niên dân tộc thiểu số huyện Quế Phong
2.2.2.1. Về loại hình việc làm
Theo kết quả điều tra có 25% thanh niên dân tộc thiểu số làm việc trong các cơ quan Nhà nước. Thấp hơn nhiều so với lao động tự do (75%). Trong số 75% thanh niên dân tộc thiểu số chủ yếu là làm nghề nông, thợ mộc, buôn bán, osin, lái xe….Đây là những công việc không cần đòi hỏi trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật.
Bảng 2.6 Các loại hình làm việc
Loại hình Số lượng Tỷ lệ (%)
Trong các cơ quan nhà nước 15 25
Làm nghề tự do 60 75
Tổng 75 100
Nguồn: số liệu điều tra 2.2.2.2. Tình trạng việc làm
Qua số liệu điều tra về tính chất của việc làm của 75 thanh niên dân tộc thiểu số thì có 18,67% không có việc làm. 29,22% có việc làm tạm thời; 52,11% có việc làm ổn định. Khi hỏi 29,22% thanh niên dân tộc thiểu số của huyện có việc làm tạm thời thì do nguyên nhân sau: Không có vốn để đầu tư sản xuất, không có trình độ tay nghề, thiếu thông tin về thị trường lao động ...
Còn thanh niên dân tộc thiểu số làm việc trong các cơ quan nhà nước nên có nhiều cơ hội để làm việc hơn. Do đó, những người lao động sẽ có việc làm ổn định và lâu dài.
- Lý do không có việc làm
Bảng 2.7: Lý do không có việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số
Lý do Số lượng Tỷ lệ (%)
Chưa tìm được việc làm 2 14,28
Hết hạn hợp đồng 1 7,14 Bị sa thải 0 0 Không có trình độ tay nghề 5 35,71 Không có vốn 4 28,59 Lý do khác 2 14,28 Tổng 14 100
(Nguốn số liệu điều tra)
Qua bảng 2.7 ta thấy có rất nhiều nguyên nhân khiến cho thanh niên dân tộc
thiểu số không có việc làm như:
+ Trường hợp không có việc làm do không tiếp cận được vốn:
Có nhiều thanh niên khi học xong muốn trở về quê để làm việc và đầu tư mở rộng mô hình trang trại nhưng do hạn chế về số tiền cho vay ở ngân hàng và không có
tài sản để thế chấp nên họ cũng không vay được vốn, mà không vay được vốn thì không làm được tất yếu họ trở nên thất nghiệp.
+ Trường hợp thất nghiệp do không có trình độ: