PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương thừa thiên huế (Trang 53 - 54)

II. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Công thương Thừa Thiên Huế 2.1 Hình thức huy động vốn của ngân hàng

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A KẾT LUẬN

Vốn huy động của các ngân hàng thương mại là một nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là trong hoàn cảnh nước ta có nền kinh tế kém phát triển và khoa học kĩ thuật còn lạc hậu so với thế giới thì nguồn vốn này lại càng đặc biệt quan trọng.Mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với xây dựng một thị trường tài chính hoạt động có hiệu quả, trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế, thông qua chức năng là trung gian luân chuyển và huy động vốn cho đầu tư phát triển. Là nhân tố chính trong thị trường tài chính ngân hàng thương mại bằng mọi biện pháp phải đẩy mạnh huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế phục vụ cho đầu tư phát triển, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn, bởi đây là nguồn vốn sử dụng cho đầu tư lâu dài và khả năng luân chuyển vốn lớn. Với việc nghiên cứu đề tài tăng cường huy động vốn của ngân hàng thương mại và cụ thể là Chi nhánh ngân hàng công thương Thừa Thiên Huế, em đã nhận thức được vai trò to lớn của huy động nguồn vốn của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế. Trong thời buổi cạnh tranh huy động vốn của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt như hiện nay thì việc đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn thực sự có hiệu quả trong các ngân hàng luôn là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng.Trong hơn 15 năm qua, hệ thống ngân hàng thương mại luôn đóng vai trò chủ yếu trong việc huy động vốn trong nền kinh tế, với mức tăng tổng nguồn vốn huy động hàng năm bình quân tăng tới 25-30%. Riêng năm 2010 vừa qua, mặc dù có nhiều biến động về lãi suất, về thị trường bất động sản, giá cả leo thang... những khó khăn chung về kinh tế, nhưng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng vẫn tăng trên 25% Điều này đã ảnh hưởng tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng có lợi, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển đã cơ bản được giải quyết. Qua đó chúng ta càng thấy rõ được vai trò của ngân hàng thương mại nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung đối với sự ổn định và phát triển kinh tế của Việt Nam.

B. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương thừa thiên huế (Trang 53 - 54)