Hoạt động cho vay và đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương thừa thiên huế (Trang 27 - 28)

I. Khái quát về ngân hàng Công thương Thừa Thiên Huế

1.3.2.Hoạt động cho vay và đầu tư

Trong điều kiện tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều diễn biến không thuận lợi, lãi suất đầu vào biến động theo xu hướng ngày càng tăng, bên cạnh đó sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn ngày càng mạnh hơn, nên hoạt động tín dụng đã gặp rất nhiều thách thức. Nhưng với sự nỗ lực tìm kiếm thị trường, áp dụng nhiều hình thức đầu tư mới trong các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh đa dạng đặc biệt ở các ngành Giao thông vận tải xây dựng cầu đường, bến cảng, sản xuất công nghiệp …Thực hiện chỉ đạo của NHCT Việt Nam theo phương châm “ Phát triển- an toàn- hiệu quả’’ chi nhánh đã chú trọng tăng trưởng tín dụng phải kiểm soát được vốn cho vay. Trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế và thực hiện nghiêm túc các quy chế về tín dụng hiện hành. Trong những năm vừa qua, chi nhánh luôn tập trung nâng cao chất lượng tín dụng đi đôi với việc tăng trưởng dư nợ lành mạnh nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay và hiệu quả vốn tín .Kết quả sơ bộ như sau:

Bảng 1: Tình hình hoạt động cho vay và đầu tư của NHCT Thừa Thiên Huế ( Đơn vị tính: triệu đồng)

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2008 - 2010)

Bằng việc đa dạng hoá các hình thức tín dụng cho vay và đầu tư trong đó ngân hàng đưa thêm dịch vụ cho thuê tài chính vào kinh doanh nên lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng tăng, doanh số cho vay năm 2010 vượt so với năm 2009 về số tuyệt đối là 193.459 triệu đồng, tương ứng 21,9%. Tổng dư nợ cho vay năm 2010 tăng so với năm 2009 là 402.160 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 35,1%. Ngân hàng vẫn chú trọng cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, bên cạnh đó tăng cường cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tình hình kinh doanh và tài chính ổn định. So sánh tốc độ tăng trưởng trong vòng 2008-2010 thi thấy tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ và dư nợ ngắn hạn đều giảm nhưng không đáng kể. Tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ 2010/2009 giảm 0,5%, dư nợ ngắn hạn giảm 0,5% so với tốc độ tăng trưởng 2009/2008.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương thừa thiên huế (Trang 27 - 28)