II. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Công thương Thừa Thiên Huế 2.1 Hình thức huy động vốn của ngân hàng
2.3. Mạng lưới tổ chức huy động vốn
Nguồn vốn huy động tại chỗ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn, có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nguồn này đảm bảo cho ngân hàng chủ động trong hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của toàn xã hội thông qua việc tập trung các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vào ngân hàng để đầu tư vào nền kinh tế, tiết giảm thời gian, chi phí bảo quản và tạo thu nhập cho người gửi tiền. Trong thời gian qua, NHCT Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh huy động nguồn tại chỗ thông qua việc mở rộng mạng lưới huy động không những trên địa bàn thành phố Huế mà còn cả các vùng lân cận nhằm khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Tạo một mạng lưới kinh doanh rộng khắp ở các khu vực thương mại-dịch vụ và khu vực đông dân cư là một phương tiện hữu hiệu tăng khả năng huy động cũng như thực hiện các dịch vụ ngân hàng của chi nhánh.
Trong năm 2008-2010, ngân hàng mở thêm các quỹ tiết kiệm tại nơi dân cư tập trung đồng thời cải tạo nâng cấp hầu hết các quỹ tiết kiệm, chủ động tìm kiếm khai thác nguồn vốn nhàn rỗi ở các tổ chức kinh tế lớn với các hình thức hấp dẫn, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cấp uỷ và chính quyền địa phương từ quỹ đền bù giải phóng mặt bằng cho các hộ dân. Cùng với việc mở rộng mạng lưới thì ngân hàng ngoại việc huy động vốn từ các đối tượng truyền thống đã chủ động tìm kiếm, khai thác được một số dự án thuộc các Bộ NNo&PTNT, Bộ công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải,...Với từng vị trí, quy mô của từng điểm giao dịch cũng như theo đặc điểm, sở thích, thói quen, tâm lý và thu nhập của vùng dân cư ngân hàng đều tổ chức kết hợp nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng phù hợp.
Thời kì 2008-2010 mục tiêu phấn đấu của Chi nhánh là tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn với mức huy động tăng từ 25-30% so với năm trước trong đó chú trọng tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư chiếm tỷ trọng từ 65-70% tổng vốn huy động . Đây là mức
phấn đấu rất khó khăn đối với chi nhánh, bởi trong hoàn cảnh này chi nhánh đang chịu những bất lợi từ tình hình kinh tế trong nước. Nền kinh tế tăng trưởng đã làm tăng nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, giá vàng và giá nhà đất trong thời kì này đang tăng cao nên một bộ phận vốn trong dân đã đầu tư vào bất động sản, mặt khác ngân hàng vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ về huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn. Đặc biệt trong năm 2009, 2010 diễn biến lạm phát, biến động về lãi suất, và các chính sách về tỷ giá, dự trữ bắt buộc... đã tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. Thị trường tiền tệ diễn biến trái chiều, trong khi ngoại tệ có xu hướng dư thừa thì vốn nội tệ đồng VNĐ có xu hướng khan hiếm, từ đó tạo sức ép lên lãi suất huy động vốn và cho vay VNĐ.
Bảng 4: Tình hình huy động vốn tại NHCT Thừa Thiên Huế 2008-2010
(Đơn vị : Triệu đồng)