II. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Công thương Thừa Thiên Huế 2.1 Hình thức huy động vốn của ngân hàng
2.2.1. Huy động vốn từ tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm
Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm là nghiệp vụ truyền thống của các NHTM Việt Nam, nguồn vốn này thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng. Chính vì tiền gửi tiết kiệm vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động cho nên thời gian qua, Chi nhánh NHCT Thừa Thiên Huế đã đưa ra các biện pháp tích cực nhằm huy động tối đa nguồn vốn này. Với đặc điểm kinh tế trên địa bàn chủ yếu là sản xuất, kinh doanh, người dân có thu nhập đang trên đà tăng cao. Đây là điều kiện thuận lợi để chi nhánh có thể tăng khối lượng nguồn vốn huy động cao hơn.
Tuy nhiên, làm được như vậy không phải là dễ, để có thể huy động nguồn vốn này đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi chi nhánh phải không ngừng hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ huy động vốn như: mở thêm địa bàn huy động, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo, các cách thức huy động vốn với các loại thời hạn và các mức lãi suất khác nhau để khách
hàng lựa chọn. Bên cạnh đó, cần nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng, tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng mỗi khi đến giao dịch với ngân hàng.
Thực tế cho thấy, trong các năm qua (2008-2010) công tác huy động vốn tiền gửi tiết kiệm đã đạt được những kết quả khả quan. Tính đến 31/12/2008 nguồn vốn huy động là 917.229 triệu đồng, năm 2009 là 1.129.023 triệu đồng, tăng 13,7% so với năm 2008; và đến cuối năm 2010 con số này đã là 1.343.719 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng so với năm trước là 19%. Đây là một tỷ lệ chứng tỏ chi nhánh đã sử dụng các biện pháp nhằm huy động nguồn vốn này một cách đúng đắn, linh hoạt tạo được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và nâng cao uy tín trong hoạt động và phản ánh nỗ lực cố gắng phấn đấu của tập thể lãnh đạo chi nhánh nói chung và những người làm công tác huy động vốn nói riêng trong việc khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.