Cơ sở đưa ra giải pháp và các giải pháp đề ra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận tại công ty TNHH MTV cảng chân mây (Trang 42)

b. Bốc xếp và lưu kho:

3.2. Cơ sở đưa ra giải pháp và các giải pháp đề ra

3.2.1. Nghiên cứu phát triển mở rộng thị trường

Căn cứ đưa ra giải pháp:

Hoạt động kinh doanh luôn diễn ra trên thị trường, chịu tác động và phụ thuộc vào thị trường. Nếu không mở rộng thị trường thì không những không đạt được mục tiêu đề ra mà còn bị đào thải do sự cạnh tranh khốc liệt từ phía đối thủ. Hơn nữa, mở rộng thị trường trong đó có sự đa dạng hoá phạm vi kinh doanh chính là điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng. Vì vậy, để mở rộng hoạt động kinh doanh, công ty phải mở rộng thị trường.

Theo đánh giá hiện tại, thị trường khai thác của công ty chỉ dừng lại chủ yếu ở tỉnh Thừa Thiên Huế và một số tỉnh miền Trung.

Nội dung giải pháp:

Công ty nên mở rộng thị trường theo hai tiêu chí: là mở rộng thị trường theo chiều rộng và mở rộng thị trường theo chiều sâu:

- Mở rộng thị trường theo chiều rộng chính là mở rộng thị trường theo phạm vi địa lý. Tính đến nay hoạt động của Công ty đã vươn ra nhiều thị trường ngoài tỉnh, tuy nhiên mức độ chỉ ở mức sản lượng hạn hẹp, do vậy công ty cần khai thác các thị trường tiềm năng dọc theo trục hành lang kinh tế Đông – Tây.

- Mở rộng thị trường theo chiều sâu là vẫn trong môi trường địa lý, văn hoá, kinh doanh đó nhưng công ty đa dạng hoá phạm vi dịch vụ của Công ty. Công ty nên mở rộng thêm các loại hình dịch vụ như đại lí tàu biển, các dịch vụ môi giới.., bên cạnh đó công ty nên tập trung mở rộng các loại hình giao nhận hàng hóa như giao nhận hàng container, dầu khí… Các loại hình dịch vụ mới này luôn đem lại nguồn doanh thu đáng

kể cho công ty, tăng cường uy tín của Công ty về nhiều dịch vụ được tạo ra,thúc đẩy các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tích cực tham gia vào hoạt động kho vận tại công ty.

3.2.2. Hạn chế đến mức tối đa sự ảnh hưởng của tính thời tiết, thời vụ để tạo thếchủ động trong hoạt động của Công ty.

Cơ sở đưa ra giải pháp:

Thực tế cho thấy trong nhiều năm nay hoạt động kinh doanh của Cảng Chân Mây vẫn còn mang nặng tính thuận theo thời tiết, các hoạt động chủ yếu chỉ dồn vào những ngày thời tiết đẹp, mà hoạt động giao nhận vận chuyển hàng hoá của Công ty là hoạt động phụ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu nên tất nhiên là chịu sự ảnh hưởng của thị trường xuất nhập khẩu.

Nội dung giải pháp: Công việc làm hàng khó tránh khỏi sự ảnh hưởng của thời tiết, tuy nhiên, ta có thể sử dụng một số cách để có thể làm giảm khả năng chịu ảnh hưởng quá lớn của thời tiết.

Công ty nên trang bị các thiết bị như tôn lợp mái che cho các bãi để hàng rời ngoài trời, bên cạnh đó, các thiết bị hỗ trợ giao nhận cần có sự bảo đảm an toàn cho công nhân làm hàng. Song song với đó, công ty cũng nên bàn thảo kế hoạch làm hàng với các chủ hàng và chủ tàu để tránh thiệt hại hai bên, khi thời tiết cho phép cần làm hàng ngay để đảm bảo giao kịp hàng nếu cần thiết.

3.2.3. Tạo dựng uy tín trong kinh doanh, giữ vững tín nhiệm với khách hàng.

Cơ sở đưa ra giải pháp:

Đối với mỗi doanh nghiệp dịch vụ, biện pháp tạo dựng uy tín tốt nhất với khách hàng chính là việc nâng cao chất lượng dịch vụ. Hoạt động kinh doanh của Công ty gồm nhiều dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ giao nhận và vận chuyển hàng hoá như kinh doanh kho, bảo quản hàng hoá, tư vấn... là những nghiệp vụ rất khó có thể đo lường chất lượng dịch vụ, nó đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố. Tạo dựng thương hiệu trong lòng khách hàng không phải là vấn đề một sớm một chiều, nó là kết quả của quá trình làm việc tích cực và trung thực trong nhiều năm.

Nội dung giải pháp:

Thực hiện các hoạt động dịch vụ kho vận một cách đảm bảo và tránh sai sót dù là nhỏ nhất, bên cạnh đó, thường xuyên đào tạo cán bộ, đội ngũ công nhân viên phòng giao nhận nâng cao tay nghề, xử lí các tình huống khéo léo và chuyên nghiệp. Đó chính là sự

đảm bảo chất lượng dịch vụ đến từ chính con người trong công ty, những hình ảnh đó sẽ tạo ra sự uy tín về chất lượng dịch vụ mà công ty đem lại cho khách hàng của mình. Ngoài ra, hệ thống các thiết bị hiện đại và công nghệ thông tin sẽ giúp quá trình giao nhận ít xảy ra sai sót hơn. Bên cạnh các yếu tố trên, để tạo dựng cho khách hàng niềm tin nơi công ty, công ty cần có sự trung thực trong mọi hoạt động có thể công bố, thực hiện hợp đồng giao nhận, lưu kho một cách nghiêm ngặt và đảm bảo về mặt thời gian, số lượng và chất lượng. Sự đầu tư một cách khoa học và tiết kiệm cho hoạt động kho vận là sự đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty, do vậy, công ty cần sự quản lí chặt chẽ các hoạt động mua sắm vật tư, bổ sung những vật tư hữu ích và thiết thực. Ngoài sự tạo dựng uy tín ngay trong công ty, công ty cũng cần sự quảng bá các hoạt động công ty cho các khách hàng tiềm năng thông qua các hoạt động chăm sóc khách hàng, quảng bá giới thiệu doanh nghiệp….. Những cơ hội đó giúp tạo dựng hình ảnh công ty rộng lớn hơn.

3.2.4. Nâng cao trình độ nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên. nhân viên.

Cơ sở đưa ra giải pháp:

Giáo dục và rèn luyện con người luôn là biện pháp quan trọng hàng đầu trong mọi lĩnh vực. Nó xuất phát từ nguyên tắc coi trọng con người. Người làm dịch vụ giao nhận kho vận vừa là nhà tổ chức công việc, vừa là nhà kiến trúc sư vận tải. Họ phải lựa chọn phương tiện làm hàng, khu vực bố trí hàng hóa, cách thức sắp xếp theo từng loại hàng hóa khác nhau, lựa chon người vận tải thích hợp ....để có hiệu quả kinh tế nhất. Điều đó đòi hỏi người làm dịch vụ giao nhận kho vận phải có kiến thức sâu rộng về địa lý, thông hiểu luật lệ trong nước và quốc tế, nắm vững nghiệp vụ ngoại thương và phải biết sử dụng thành thạo các phương tiện thông tin điện tử. Bên cạnh đó, sự hiểu biết các lĩnh vực liên quan cũng là một vấn đề cần thiết như: hàng hải, ngân hàng, bảo hiểm... Do đó, một giải pháp cần hết sức quan tâm, chú trọng đó là bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công nhân viên.

Nội dung giải pháp: Để nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, công ty cần áp dụng các biện pháp như sau:

- Thường xuyên tổ chức các lớp học tiếng Anh và công nghệ thông tin để đảm bảo cập nhật kiến thức mới, công nghệ mới trong hoạt động lĩnh vực của mình.

- Tổ chức các khoá học về nghiệp vụ ngoại thương, pháp luật ... theo hình thức ngắn hạn và dài hạn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trước mắt và lâu dài.

- Cử cán bộ nghiệp vụ đi học thêm ở các cảng tại nước ngoài thông qua các tổ chức, liên doanh, các Hiệp hội mà công ty tham gia. Đây cũng là cơ hội để các cán bộ của Công ty có điều kiện cọ xát với thị trường quốc tế, tìm nguồn dịch vụ, tìm mối chắp nối giao dịch, ký kết các hợp đồng mới. Qua kinh nghiệm thực tế, chắc chắn các cán bộ trong Công ty, đưa ra được biện pháp khắc phục những tình huống bất trắc có thể xảy đến kịp thời.

Bên cạnh đó, giáo dục đạo đức, giáo dục nâng cao trình độ văn hoá cho cán bộ công nhân viên luôn là mối quan tâm của ban lãnh đạo công ty. Tạo lập văn hóa riêng công ty cũng là điều cần thiết, bởi không có gì bảo vệ vững chắc công ty bằng ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên. Họ chính là tài sản quý giá nhất của công ty.

3.2.5. Hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để đáp ứng những đòi hỏi mới của thị trường. của thị trường.

Cơ sở đưa ra giải pháp:

Cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện cần cho mọi doanh nghiệp hoạt động, một doanh nghiệp có những trang thiết bị hiện đại luôn giúp cho doanh nghiệp đó tạo ấn tượng tốt cho khách hàng. Đối với dịch vụ giao nhận kho vận, điều đó là sự cần thiết hơn khi mà quá trình giao nhận, xếp dỡ cần đến sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật rất nhiều.

Nội dung giải pháp:

Công ty cần trang bị hệ thống máy tính liên kết giữa các phòng ban nhằm tạo điều kiện cho việc thông tin là xuyên suốt và kịp thời. Ngoài ra, công ty cần đầu tư mua thêm một số đầu kéo nhằm phục vụ quá trình vận tải, giảm tải việc thuê phương tiện vận tải từ phía bên ngoài. Bên cạnh đó, công ty thường xuyên thực hiện thay thế, sữa chữa những phương tiện hư hỏng, xuống cấp không thể tái sử dụng, hiện đại hóa hệ thống nhà kho, kho bãi đáp ứng được yêu cầu lưu kho bãi của khách hàng.

3.3. Tóm tắt chương 3

Hằng năm, công ty đều đưa ra những mục tiêu cao hơn nhằm có sự nỗ lực thực hiện, nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh. Những mục tiêu cụ thể và mục tiêu cơ bản đều

định hướng phát triển mở rộng công ty, nâng cao thương hiệu Cảng Chân Mây trên thị trường các tỉnh miền Trung và các vùng miền dọc theo hành lang kinh tế Đông – Tây, ngoài ra những định hướng chiến lược phân theo từng tiêu chí cụ thể giúp công ty có được sự rõ ràng thực hiện mục tiêu của mình.

Qua quá trình phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận, những phương pháp đưa ra là hết sức cần thiết cho quá trình hoạt động của công ty còn nhiều hạn chế, các phương pháp đưa ra dựa trên cơ sở những điều kiện thị trường và môi trường hoạt động của công ty. mỗi giải pháp là mỗi cơ chế để hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận của công ty hơn. Nghiên cứu phát triển mở rộng thị trường là điều kiện tiên quyết để thương hiệu của công ty được phát triển và lan tỏa tới các khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, hạn chế đến mức tối đa sự ảnh hưởng của tính thời tiết, thời vụ để tạo thế chủ động trong hoạt động kinh doanh của công ty sẽ giúp công ty luôn biết cách để làm hài lòng khách hàng với dịch vụ công ty cung cấp. Ngoài ra, tạo dựng uy tín trong kinh doanh, giữ vững tín nhiệm đối với khách hàng bằng cách chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động dịch vụ công ty cung cấp là cách tốt nhất để công ty tạo ra niềm tin cho các khách hàng của mình. Thêm vào đó, nâng cao trình độ nghiệp vụ và tinh thần chịu trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên là bước đến của sự nhận thức dành cho cán bộ công nhân viên cho các hoạt động của công ty, tạo dựng niềm đam mê công việc sẽ tạo ra lợi thế chủ động trong các hoạt động của công ty. Cuối cùng, đó là hiện đại hóa sơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để đáp ứng những đòi hỏi mới của thị trường là điều cần thiết, để giúp công việc của công ty luôn đem lại hiệu quả cao nhất với chất lượng đảm bảo sẽ giúp công ty đạt được những hiệu quả công việc cao nhất.

PHẦN 3.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây nói chung và hoạt động dịch vụ kho vận nói riêng, tôi có một số kết luận như sau:

Thứ nhất, qua quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ, thương hiệu công ty dần tạo được niềm tin nơi khách hàng. Được hình thành từ năm 2003, qua 8 năm hoạt động và phát triển, công ty đã tạo chỗ đứng riêng cho mình trong khu vực, là cảng hàng hóa trung chuyển mạnh của miền trung, đồng thời là một trong những cảng nước có độ sâu cao (12m-14m) tại Việt Nam. Do vậy, ngày càng có nhiều khách hàng và đối tác tìm đến công ty để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình, nhằm đảm bảo sự chất lượng dịch vụ công ty đem lại cho khách hàng.

Thứ hai, là một công ty mới được thành lập, hoạt động của cảng chỉ mới được khai thác ở tầm thấp, công ty không thể tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt của các cảng trong khu vực như cảng Đà Nẵng, cảng Quy Nhơn…. do vậy công ty cần nâng cao năng lực khai thác và xếp dỡ hàng hóa, định vị riêng hoạt động kinh doanh theo hướng phát triển khác biệt, ngoài ra, cách thức tổ chức quản lí nhân sự công ty chưa thực sự tốt đã khiến cho công việc đôi lúc còn bị trì trệ và làm chậm tiến độ giao hàng.

Thứ ba, hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận của công ty ngày càng thu được nhiều kết quả tốt. Đặc biệt, doanh thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận luôn chiếm phần lớn tổng doanh thu hằng năm của công ty, đây là một dấu hiệu tốt để công ty tiếp tục phát huy lợi thế của mình, bên cạnh đó, sản lượng giao nhận hằng năm đạt được từ thành tích chủ quan cũng như khách quan của doanh nghiệp, mọi hoạt động đều dựa trên sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, trong số các hoạt động dịch vụ đem lại hiệu quả như dịch vụ lưu kho, xếp dỡ.. thì hoạt động dịch vụ vận tải luôn hoạt động trong tình trạng kém hiệu quả, chi phí luôn lớn hơn doanh thu, điều đó đã khiến công ty không thể thu được đồng nào từ hoạt động dịch vụ này, do đó, công ty cần có sự quản lí hiệu quả hơn đối với hoạt động dịch vụ này.

Thứ tư, trên cơ sở phân tích và nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây, đề tài đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận kho vận trong thời gian tới.

* Đối với cơ quan quản lý nhà nước:

Các cơ quan nhà nước cần tập trung phát triển các khu vực kinh tế cảng biển, sớm thành lập hiệp hội logistics Việt Nam thay vì hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam như trước đây. Bên cạnh đó, chính phủ và nhà nước cần quản lí hiệu quả các dự án đầu tư cảng biển, mở rộng các thuế ưu đãi phát triển cảng biển và các dịch vụ đi kèm, tạo thế chủ động cho các doanh nghiệp cảng biển Việt Nam nhanh chóng hội nhập với thị trường giao nhận kho vận quốc tế.

* Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế:

- Thường xuyên hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực quản lý, năng lực hoạt động kinh doanh, đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận kho vận.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác quảng bá hình ảnh công thông qua các hội thảo xúc tiến thương mại, bàn thảo các vấn đề xây dựng quy hoạch gắn liền phát triển kinh tế và xã hội.

- Xây dựng và duy trì thường xuyên các chương trình hoạt động xã hội, trong đó gắn kết tổ chức cùng với doanh nghiệp. Ngoài ra, việc đầu tư nhiều hơn vào càng Chân Mây sẽ phát huy tối đa tiềm năng lợi thế về chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh nhà.

* Đối với công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây:

- Công ty cần nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên trong toàn công ty về ý thức nhiệm vụ của mình, bên cạnh đó, cần sự đào tạo bài bản cho các cán bộ chủ chốt về

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận tại công ty TNHH MTV cảng chân mây (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w