0
Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ giao nhận

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ KHO VẬN TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẢNG CHÂN MÂY (Trang 33 -34 )

b. Bốc xếp và lưu kho:

2.4.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ giao nhận

Qua bảng 2.8 ở phụ lục 2, ta nhận thấy doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 1,320,201,656 đồng tương ứng tăng 9.04%, tuy nhiên chi phí cho hoạt động dịch vụ năm 2009 so với năm 2008 lại tăng 1,712,407,857 đồng tương ứng tăng 14.61%, điều này kéo theo lợi nhuận của công ty năm 2009 giảm xuống 392,206,201 đồng so với lợi nhuận năm 2008, tương ứng giảm 13.57%. Điều này cho thấy việc thực hiện dịch vụ không hiệu quả, tốn kém chi phí đã ảnh hưởng chung đến chỉ tiêu kinh doanh chung của công ty. Nguyên nhân xuất phát từ sự tăng lên về sản lượng giao nhận không đáng kể trong khi đó, chi phí nhân công và vật tư lại tăng lên cao hơn. Bên cạnh đó, biểu cước xếp dỡ vẫn giữ nguyên như trong năm 2008, do vậy, mặc dù sản lượng giao nhận có tăng lên, tuy nhiên lợi nhuận thu về lại bị giảm xuống. Các hệ số cũng cho ta thấy được mức độ giảm lợi nhuận kéo theo ảnh hưởng của một đồng vốn bỏ ra và lợi nhuận đem lại. hệ số DT/CP năm 2009 giảm 0.0607 đồng so với năm 2008, tương ứng giảm 4.87%, điều này nhận định rằng khi công ty bỏ ra một đồng chi phí, nếu theo như năm 2008 thì công ty sẽ bị mất thêm 16 đồng doanh thu. Đây là một dấu hiệu tiêu cực cho hoạt động chiếm tỷ trọng doanh thu lớn này.

Năm 2010, doanh thu mà dịch vụ giao nhận đem lại cho công ty là 23,609,820,998 đồng tăng thêm 7,681,079,919 đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 48.22%, trong khi đó chi phí năm 2010 tăng so với năm 2009 là 4,331,659,398 đồng, tương ứng tăng 32.25%, điều này đã giúp cho lợi nhuận dịch vụ này đạt được 5,848,164,469 đồng tăng 3,349,420,521 đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 134.04%. Điều này là một thành tích chủ quan của công ty, nguyên nhân là do sự tăng đột biến về sản lượng giao nhận trong năm 2010, đồng thời là sản lượng hàng hóa qua cảng tăng nhanh khiến công tác thực hiện dịch vụ giao nhận thường xuyên được thực hiện gấp rút để tránh ứ đọng hàng hóa, bên cạnh đó, với sự lớn mạnh của thương hiệu cảng Chân Mây, và được sự uy tín từ phía khách hàng, công ty đã hoàn thành mức chỉ tiêu doanh thu đề ra. Đồng thời, với các

yếu tố khách quan từ phía nền kinh tế và sự chủ động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa, đó là với sự phục hồi kinh tế của các quốc gia sau khủng hoảng đã khiến các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu nội địa những nguồn hàng cần thiết, do vậy đã khiến cho lượng hàng giao nhận qua cảng tăng lên, tăng doanh thu đáng kể cho công ty.

Khi so sánh các hệ số trong năm 2010 với năm 2009, ta cũng nhận định được mức tăng lợi nhuận là như thế nào, so với năm 2009, hệ số DT/CP của công ty trong dịch vụ giao nhận của công ty tăng 0.1432 đồng tương ứng tăng 12.07%, điều này nhận định rằng một đồng chi phí công ty bỏ ra thêm so với năm 2009 cho hoạt động dịch vụ giao nhận năm 2010 , công ty sẽ thu về thêm 7 đồng doanh thu so với năm 2009, tương tự hệ số lợi nhuận/chi phí công ty đạt 0.3293 đồng, tăng so với năm 2009 là 0.1432 đồng, tương ứng tăng 76.97%, có nghĩa rằng công ty sẽ thu thêm 7 đồng lợi nhuận năm 2010 so với lợi nhuận năm 2009 khi công ty bỏ ra thêm 1 đồng năm 2010 so với chi phí bỏ ra năm 2009 cho hoạt động dịch vụ giao nhận. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động giao nhận năm 2010 của công ty là rất hiệu quả, đem lại cho lợi nhuận công ty tăng thêm đáng kể, điều này tạo động lực rất lớn cho cán bộ công nhân viên tiếp tục phát huy năng lực, nâng cao nghiệp vụ nghề nghiệp, bên cạnh đó, lợi nhuận tăng giúp công ty ổn định nguồn vốn cho các kế hoạch mở rộng diện tích cảng và tăng năng suất công việc.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ KHO VẬN TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẢNG CHÂN MÂY (Trang 33 -34 )

×