PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác tạo nguồn và mua hàng tại công ty cổ phần công nghiệp thủy sản nam thanh (Trang 49 - 53)

B. Ảnh hưởng của nhân tố bên trong công ty

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận

Hiện nay, công tác tạo nguồn và mua hàng là một trong những khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại. Nó là tiền đề vững chắc cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển. Trên thực tế, trong thời gian qua với những cố gắng, nổ lực không ngừng và khả năng, kinh nghiệm tích lũy được từ thực tế, cán bộ công nhân viên trong công ty cổ phần công nghiệp thủy sản Nam Thanh đã đạt được những thành tích đáng ghi nhớ. Công ty đã và đang cố gắng tìm hiểu các nguồn hàng và khai thác triệt để các nguồn hàng đó, nhằm duy trì, bảo đảm lượng hàng đầu vào luôn ổn định, phục vụ cho quá trình sơ chế, động lạnh được diễn ra liên tục, ít bị ngắt quãng. Chính vì thế mà trong những năm qua kết quả đạt được đã có chiều hướng tăng lên dù con số còn khá khiêm tốn. Nhưng nhờ làm tốt công tác tạo nguồn và mua hàng, mà các công đoạn sau của quá trình hoạt động kinh doanh được diễn ra suôn sẻ. Góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm. Tuy nhiên bên cạnh những thành công cũng không thể không nói tới những hạn chế, thiếu sót đang còn tồn đọng. Dù 3 năm qua, lãnh đạo công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã triển khai, thực hiện kế hoạch nhằm khai thác triệt để nguồn hàng tại các tỉnh thành khác nhau trong nước, nhưng hiệu quả của nó mang lại chưa tương xứng với thời gian, công sức mà toàn thể công ty bỏ ra. Phương thức tạo nguồn đang còn hạn chế, công ty mới chỉ sử dụng ba hình thức chính là đặt hàng và mua theo hợp đồng, mua không theo hợp đồng và mua qua đại lý vì thế mà hiệu qủa đem lại của công ty còn hạn chế. Không chỉ thế các nhân tố như nhân lực, vốn, phương tiện vận tải, hệ thống kho bãi của công ty còn hạn hẹp. Do vậy, nó cũng trở thành yếu tố kìm hãm hiệu quả công tác tạo nguồn và mua hàng. Với những khó khăn và hạn chế như thế nhưng với lòng nhiệt huyết trong công việc, toàn thể công ty đã cố gắng đi lên và có những bước phát triển khả quan trong việc thúc đẩy công tác tạo nguồn và mua hàng.

Để có thể nắm bắt và hiểu rõ hơn về hoạt động tạo nguồn mua hàng mà tôi đã được học khi đang còn ngồi trên giảng đường, và hoạt động tạo nguồn mua hàng trên thực tế tại công ty cổ phần công nghiệp thủy sản Nam Thanh. Trong chuyên đề thực tập này tôi đã mạnh dạn nghiên cứu một số vấn đề trong quy trình tạo nguồn mua hàng, từ đó đánh giá hiệu quả của công tác này tại công ty Nam Thanh. Trên cơ sở đó, rút ra nhận xét, đánh giá đồng thời đưa ra một số kiến nghị dưới cái nhìn chủ quan của cá

nhân tôi, nhằm nâng cao hiệu quả tạo nguồn mua hàng đạt được kết quả cao hơn nữa trong thời gian tới.

3.2 Kiến nghị

Với hy vọng nâng cao hiệu quả tạo nguồn và mua hàng tại công ty cổ phần công nghiệp thuỷ sản Nam Thanh trong thời gian tới, cần đẩy mạnh và làm tốt các công tác sau:

3.2.1 Tiêu thụ

Trong tương lại xu hướng tiêu thụ các mặt hàng thủy hải sản của công ty sẽ được mở rộng ra nhiều tỉnh khác trong lãnh thổ Việt Nam. Mở rộng thêm hệ thống các bạn hàng, khách hàng hiện có thông qua các hình thức như: quảng cáo, giới thiệu vế sản phẩm, hình ảnh của công ty thông qua website. Tăng cường nghiên cứu nhu cầu thị trường tiêu thụ, từ đó nắm bắt được cơ hội, đẩy mạnh công tác tiêu thụ hiệu quả hơn.

3.2.2 Vốn

Để có thể phát triển và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, nguồn vốn chính là một trong những nhân tố quan trọng. Vốn ảnh hưởng tới quy mô, chất lượng hàng hóa, công tác tạo nguồn, quá trình nghiên cứu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Với tầm quan trọng như thế, trong thời gian qua công ty Nam Thanh đã nổ lực tìm kiếm nguồn vốn đầu tư, làm tăng tổng nguồn vốn của công ty, phục vụ cho hoạt động kinh doanh được thuận lợi. Trong thời gian tới để có được lượng vốn kinh doanh dồi dào, công ty nên vạch ra các chiến lược huy động vốn sau: Vốn vay từ các ngân hàng, vốn huy động từ cán bộ công nhân viên trong công ty, vốn từ lợi nhuận tích lũy được của công ty, tận dụng nguồn vốn từ bạn hàng, huy đông vốn từ việc đầu tư của các tổ chức, cá nhân bên ngoài công ty.

3.2.3 Lao động

Con người là nhân tố quan trọng, tạo nên thành công cho công ty. Chính vì thế, trong thời gian tới, công ty nên có xu hướng tuyển thêm nhân viên bổ sung vào các phòng ban. Tổ chức, huấn luyện tay nghề, kỹ năng cho công nhân đồng thời kiểm tra, giám sát quá trình làm việc của công nhân tại phân xưởng chế biến chặt chẽ và theo một hệ thống. Song song với điều đó, công ty cố gắng tạo bầu không khí thoải mái, khen thưởng, tặng quà cho cán bộ công nhân trong công ty vào những ngày lễ, tết, những

người đạt kết quả tốt trong công việc. Nhằm tạo động lực trong công việc, giữ chân cũng như gây dựng lòng tin của nhân viên với công ty trong tương lai.

3.2.4 Nguồn hàng

Trong thời gian tới, nhằm nâng cao công tác tạo nguồn và mua hàng,bảo đảm nguồn hàng ổn định, công ty nên hoàn thiện các công việc sau:

 Nghiên cứu, thu thập kỹ thông tin về thị trường nguồn hàng, giá cả. Cần tổng hợp, sử lý, phân tích và sàng lọc thông tin chính xác, nhanh chóng.

 Dựa vào số liệu và thông tin thu thập được, công ty cần sử dụng các công cụ định lượng cụ thể, để dự báo xu hướng nguồn hàng trên thị trường, từ đó xác định đâu là thị trường tối ưu về chi phí, giá cả để thúc đẩy hoạt động mua hàng.

 xây dựng và duy trì mối quan hệ với các nhà cung ứng, ngư dân, đại lý.  Xây dựng các kế hoạch và chiến lược nguồn hàng hợp lý, dựa trên cơ sở phối hợp các yếu tố bên ngoài và bên trong công ty.

 Chiến lược tạo nguồn hàng của Công ty nên tập trung vào việc đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến, các kho vận tại các vung có điều kiện thuận lợi để một mặt tận dụng được lợi thế về nguyên liệu, mặt khác đảm bảo cho việc bảo quản và vận chuyển hàng hóa được thuận lợi. Đồng thời, cần mở rộng danh mục, nâng cao chất lượng các mặt hàng được sản xuất.

 Đa dạng hóa hình thức tạo nguồn hàng.

 Nâng cao chất lượng nguồn hàng thông qua việc kiểm tra chặt chẽ hơn chất lượng nguồn hàng mua vào công ty.

3.2.5 Chi phí

Chi phí là một trong 2 nhân tố quan trọng quyết định lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp, vì thế tiết kiệm chi phí một cách tối ưu là điều mà bất kỳ công ty nào cũng mong muốn. Để làm được như thế công ty cần lưu ý các vấn đề sau:

 Trong trường hợp giá cả biến động như hiện nay, công ty nên thực hiện mua đón đầu những mặt hàng có thể tăng giá nhằm dự phòng khi có hợp đồng kinh tế, giảm được chi phí tăng lên do phải mua gấp để đáp ứng hợp đồng, giữ chân khách hàng.

 Nắm bắt thông tin giá cả nguồn hàng ở nhiều địa điểm, khu vực khác nhau từ đó lựa chọn nguồn hàng với mức giá thấp nhất, tiết kiệm được chi phí nhất.

3.2.6 Phương tiện vận chuyển và kho hàng

 Công ty nên đầu tư vào hệ thống phương tiện vận chuyển hàng hóa trong suốt quá trình thu mua cũng như tiêu thụ, nhằm chủ động hơn trong quá trình hoạt động, giảm rủi ro cũng như phụ thuộc vào đơn vị kinh doanh vận tải.

 Dựa vào số liệu, thông tin quy mô hoạt động của công ty để có những kế hoạch phù hợp cho việc xây dựng hệ thống xe.

 Bên cạnh bảo đảm lượng xe ổn định thì công ty cần quan tâm hơn nữa tới kho hàng, do tính chất mặt hàng công ty kinh doanh là luôn được giữ lạnh để bảo đảm độ tươi ngon của sản phẩm. Do đó, công ty cần lưu ý tới khâu bảo quản, duy trì nhiệt độ, độ ẩm trong kho phù hợp với từng loại mặt hàng.

 Công ty nên nâng cấp hệ thống kho bảo quản với máy móc thiết bị bảo quản phù hợp với kỹ thuật nhằm bảo đảm chất lượng cho sản phẩm, từ đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của công ty với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác tạo nguồn và mua hàng tại công ty cổ phần công nghiệp thủy sản nam thanh (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w