Ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài công ty

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác tạo nguồn và mua hàng tại công ty cổ phần công nghiệp thủy sản nam thanh (Trang 42 - 44)

Khí hậu, thời tiết

Nước ta nằm trong khu vực vịnh bắc bộ, có nhiều tiềm năng về thủy hải sản, tuy nhiên nước ta là nước chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mặt hàng thủy hải sản lại bị chi phối nhiều bởi điều kiện khí hậu, tự nhiên. Ngư dân đánh bắt thủy hải sản xa bờ thường đánh bắt mang tính thời vụ, vào các tháng thời tiết xấu có nhiều bão gió như tháng 7,8, 9 âm lịch thì số lượng đánh bắt được ít và giảm đáng kể so với các tháng khác trong năm, điều đó ảnh hưởng tới quá trình thu mua hàng của công ty. Mặt khác,

chu kỳ sống của thủy hải sản cũng thay đổi theo dòng nước, dòng chảy của hải lưu do vậy nó trở thành một trong những khó khăn đối với công ty trong việc nắm bắt thông tin nguồn hàng có tại các địa phươ

Phương tiện vận chuyển

Tài chính của công ty đang còn nhiều khó khăn ban đầu, việc huy động vốn vẫn đang còn gặp trở ngại, do đó hiện tại công ty Nam Thanh vẫn chưa có hệ thống xe vận chuyển thuộc quyền sở hữu của công ty. Trong quá trình mua hàng ngoài tỉnh và trong tỉnh Thanh Hóa, công ty Nam Thanh vẫn phải ký hợp đồng thuê xe phục vụ cho hoạt động mua hàng. Do đó tăng khả năng rủi ro trong quá trình ký hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển, vào những thời điểm thời vụ thì lượng công ty thuê xe cũng tăng lên, dẫn tới việc thỏa thuận thuê xe gặp khó khăn nhất là trong bão giá hiện nay, giá xăng tăng cao, chi phối nhiều tới giá thuê phương tiện vận tải, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn, đồng thời làm tăng chi phí tạo nguồn và mua hàng của công ty.

Tình hình cung cầu thủy hải sản trên thị trường

Diễn biến cung cầu các mặt hàng thủy hải sản trong những năm gần đây không ổn định, do ngư dân đi biển chịu tác động nhiều của giá dầu, quyết định tới việc lỗ lãi trong mỗi chuyến đi, vì thế mà sản phẩm hải sản họ đánh bắt được từ đó cũng được tăng lên cho phù hợp với chi phí. Yếu tố đó góp phần gây ảnh hưởng tới việc xác định giá cho hoạt động mua hàng. Mặt khác sản phẩm thủy hải sản của công ty được tiêu thụ ở nhiều vùng miền khác nhau trong nước, đối với mỗi thị trường khác nhau thì đòi hỏi những yêu cầu khác nhau về chất lượng, mẫu mã hàng. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp, phải cố gắng hơn nữa, nghiên cứu kỹ nhu cầu ở các thị trường, từ đó có biện pháp tạo nguồn và mua hàng hợp lý hơn.

Khả năng cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh

Hiện nay đã có rất nhiều công ty, nhiều doanh nghiệp tiến hành kinh doanh lĩnh vực này, do đó sự cạnh tranh trên thị trường là điều không tránh khỏi và xu hướng ngày càng mạnh mẽ hơn. Bên cạnh nâng cao kỹ năng quản lý, đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, công ty Nam Thanh cũng gặp nhiều trở ngại từ các đối thủ cạnh tranh, đối thủ có tiềm lực tài chính và quy mô hoạt động rộng hơn so với công ty là công ty cổ

phẩn thủy sản Hùng Nguyệt. Đó là một đối thủ trong việc cạnh tranh định giá sản phẩm, chiếm lĩnh thị phần thu mua với công ty trong cùng khu vực.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác tạo nguồn và mua hàng tại công ty cổ phần công nghiệp thủy sản nam thanh (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w