Giải pháp mua hàng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác tạo nguồn và mua hàng tại công ty cổ phần công nghiệp thủy sản nam thanh (Trang 48 - 49)

B. Ảnh hưởng của nhân tố bên trong công ty

3.2Giải pháp mua hàng

 Giải pháp đảm bảo nguồn hàng

Những năm gần đây, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sơ chế thuỷ hải sản đông lạnh ngày càng gay gắt, đã xảy ra tình trạng các nhà cung ứng thuỷ hải sản, các ngư dân đã bán hàng mà công ty đặt cho công ty khác trả giá cao hơn hoặc tìm cách ép giá trước thời hạn giao hàng. Để ngăn chặn tình trạng này, Công ty cần phải thiết lập mối quan hệ làm ăn tin cậy với nhà cung ứng và các ngư dân, có danh mục các nhà cung cấp, thường xuyên trao đổi thông tin để nắm bắt được tình hình, khả năng cung cấp hàng của họ, đặc biệt là vào lúc trái vụ, ký kết hợp đồng chặt chẽ.

Mặt khác, cần chuẩn bị nhiều đầu mối mua hàng dự trữ khác, phòng trường hợp bị phá vỡ hợp đồng, Công ty có thể triển khai mua hàng ngay ở các nhà môi giới.

Ngoài ra, để khắc phục tình trạng các nhà cung ứng, các ngư dân, các gian thương mại hủy hợp đồng do sự chênh lệch giá quá cao giữa lúc ký kết và thực hiện hợp đồng, Công ty cần có biện pháp ứng tiền vốn cho các cơ sở này nếu dự đoán trước tiền vốn cho các cơ sở này nếu dự đoán trước được tình hình biến động đi lên của giá cả. Tuy nhiên, tùy từng thời điểm, phụ thuộc vào sự biến động quá nhanh của giá, có thể điều chỉnh số tiền ứng trước cho mỗi hợp đồng một cách phù hợp.

Trong trường hợp dự đoán được xu hướng biến động của giá cả, Công ty nên thực hiện mua đón đầu những mặt hàng thuỷ hải sản có thể tăng giá để dự phòng khi có các hợp đồng kinh tế.

Trong khâu mua hàng, Công ty phải sử dụng đội ngũ chuyên trách mua hàng có kinh nghiệm, có mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng, ngư dân và các nhà môi giới, có khả năng giao tiếp tốt để có thể tạo lập được những mối quan hệ lâu dài

 Giải pháp đảm bảo chất lượng nguồn hàng

Trong quá trình mua hàng, Công ty nên thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm cẩn thận, nghiêm túc. Đồng thời, đưa ra các biện pháp khuyến khích về vật chất cho nhân viên mua hàng như: tiền thưởng, tiền bồi dưỡng, quy định một tỷ lệ hoa hồng

mà nhân viên mua hàng được hưởng nếu khối lượng mua được lớn, chất lượng hàng đảm. Công ty cũng nên lập một trung tâm kiểm tra chất lượng, mẫu mã thuỷ hải sản trước khi đem tiêu thụ trên thị trường.

Do tính chất cần phải được bảo quản tươi ngon, giữ được màu của mặt hàng, Công ty cần quan tâm tới khâu sơ chế, bảo quản. Công ty nên xây dựng hệ thống kho bảo quản với máy móc thiết bị bảo quản phù hợp với kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, từ đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh của thuỷ hải sản.

Ngoài ra, Công ty nên phân chia các vùng mua hàng thành từng khu vực thị trường. Điều đó là cần thiết bởi vì đặc tính tiêu dùng của từng thị trường là khác nhau.

 Chuyên môn hóa các phòng nghiệp vụ của Công ty

Chuyên môn hóa các phòng nghiệp vụ nghĩa là mỗi phòng phụ trách từng mặt hàng tách biệt, tránh sự chồng chéo công việc giữa các phòng dẫn tới sự cạnh tranh trong nội bộ.

 Đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ giỏi

Công ty cần thực hiện công tác đào tạo tại chỗ, người giỏi nghề truyền đạt, giúp đỡ người mới thiếu kinh nghiệm. Đồng thời, tổ chức các buổi hội thảo nhỏ theo từng chuyên cụ thể, trực tiếp liên quan đến công việc giúp cho nhân viên trẻ mới vào nghề hiểu rõ công việc hơn, từng bước xử lý được công việc có hiệu quả hơn, nâng cao trình độ nghiệp vụ về các mặt hàng thuỷ hải sản và kinh nghiệm mua hàng.

Nếu đào tạo được đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, sáng tạo, có trình độ nghiệp vụ, có kinh nghiệm chuyên môn, nghiệt tình vì công việc thì đó chính là tiền đề để Công ty phát triển trong nay mai và là nhân tố giúp Công ty đứng vững trên thị trường, nắm bắt thông tin kịp thời và tận dụng được mọi cơ hội kinh doanh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác tạo nguồn và mua hàng tại công ty cổ phần công nghiệp thủy sản nam thanh (Trang 48 - 49)