HAYDN VÀ MOZART: GIAO HƯỞNG CỔ ĐIỂN

Một phần của tài liệu Phân loại các tác phẩm âm nhạc cổ điển (Trang 58)

Vienna là nơi mà nền giao hưởng thế kỷ 18 vươn đến đỉnh cao. Đĩ là thời điểm cuối thế kỷ 18, với các tuyệt tác của Joseph Haydn, Wolfgang Amadeus Mozart và Ludwig van Beethoven. Haydn, nhà giao hưởng Vienna vĩ đại đầu tiên, đã khơng ngừng thử nghiệm với những kỹ thuật và đạo cụ mới trong sáng tác cho dàn nhạc. Ơng đã sáng tác 104 bản giao hưởng và quá trình đĩ đã kéo dài và mở rộng hình thức giao hưởng. Những phần mở đầu chậm thường đi trước trong các chương một, các chương sonata thường tránh sự tương phản chủ đề; các chương kết, hình thức sonata hoặc rondo, cĩ sức sống và sức nặng chưa hề thấy trong các sáng tác của những nhà soạn nhạc trước đĩ. Haydn thường sử dụng phép đối âm, gắn kết nĩ vào trong phong cách giao hưởng. Những đặc trưng tiêu biểu này thậm chí vẫn cĩ mặt cả trong những giao hưởng khác thường như Giao hưởng Tiễn biệt (1772) – trong đĩ các nhạc cơng dần dần dời khỏi sân khấu cho đến những phút cuối cùng của tác phẩm.

Mặc dù Haydn thường được gọi là cha đẻ của giao hưởng, nhưng thể loại này thực ra đã cĩ sự khởi đầu ở Ý và Đức. Haydn đã phát triển thể loại này dưới dạng bốn chương, đem lại cho nĩ cái được gọi là hình thức cổ điển, đưa nĩ đến một đỉnh cao mới của âm nhạc. Haydn và người bạn thiên tài của ơng – Wolfgang Amadeus Mozart đã tạo ảnh hưởng lẫn nhau trong kỹ thuật giao hưởng. Mozart, một trong những bậc thầy giao hưởng vĩ đại nhất của mọi thời đại, đã sáng tác 41 bản giao hưởng với tính chất sáng tạo kỳ diệu. Trong những giao hưởng nổi tiếng nhất của ơng cĩ Giao hưởng Linz (1783), Prague

(1786), Haffner (1782); và ba bản giao hưởng cuối cùng: Mi giáng trưởng, Son thứ và Jupiter (1788), đưa thể loại giao hưởng vĩnh viễn trở thành một thể loại lớn với tính chất biểu hiện sâu sắc.

Một phần của tài liệu Phân loại các tác phẩm âm nhạc cổ điển (Trang 58)