Thời kì Cổ điển:

Một phần của tài liệu Phân loại các tác phẩm âm nhạc cổ điển (Trang 26 - 28)

Trong thời kì này, opera chủ yếu phát triển tại Đức và Áo hay thậm chí là cả Pháp. Cịn opera Ý đã bị mất vị thế bá chủ và rơi vào giai đoạn khủng hoảng dù rằng các vở opera bằng tiếng Ý vẫn được sáng tác đều đặn. Đây cũng là thời kì nền opera châu Âu chia làm 2 thể loại chính: opera seria và opera buffa. Opera seria phát triển từ Neapolitan opera với cốt truyện lấy từ đề tài lịch sử hoặc thần thoại với âm nhạc mang tính chất trang trọng và rất phổ biến trong thời kì Baroque. Tuy nhiên đến đầu thế kỉ 18, do kết cấu của opera seria trở nên quá nhàm chán, các aria và recitativo luân phiên nhau xuất hiện. Nhà thơ người Ý Metastasio trong thời gian này đã viết tới 30 kịch bản để các nhạc sĩ sáng tác opera. Điều này khiến opera seria đâm vào ngõ cụt, khán giả quay lưng lại. Hơn nữa sân khấu opera giờ đây chỉ là nơi để các ca sĩ castrato (ca sĩ bị hoạn) khoe giọng. Các castrato này thỏa sức hát những gì họ thích, khơng hề quan tâm đến nội dung các vở opera cũng như yêu cầu của nhạc sĩ. Chính vì vậy sân khấu opera châu Âu vào đầu thế kỉ 18 cần cĩ một sự thay đổi mang tính bước ngoặt. Trong bối cảnh đĩ opera buffa lên ngơi và trở thành phong cách opera chủ đạo của thời kì Cổ điển.

1/ Sự lên ngơi của opera buffa và sự hình thành opera-comique và singspiel:

Cũng khởi nguồn từ Neapolitan opera, opera buffa đã trở thành đối trọng của opera seria. Đặc điểm của opera buffa là phong cách dí dỏm, nhẹ nhàng lấy bối cảnh từ chính cuộc sống thường nhật của người dân, châm chọc những người thuộc tầng lớp trên nên dễ được quần chúng đĩn nhận. Về mặt âm nhạc, opera buffa sử dụng nhiều các duet (khác với opera seria hay dùng aria) và coi trọng giọng bass, điều

gần như khơng xuất hiện trong opera seria. Opera buffa đã thật sự khẳng định được vị thế của mình vào đầu thế kỉ 19. Trước đây, opera buffa chỉ được biểu diễn với tư cách là 1 intermezzo (khoảng nghỉ) giữa hai màn của 1 vở opera seria. Nhạc sĩ tiêu biểu trong thời kì này là Giovanni Battista Pergolesi (1710 - 1736). Ơng sáng tác cả opera seria và opera buffa trong đĩ vở opera buffa “La serva padrona” (1733) là vở opera buffa đầu tiên tách được mình ra khỏi 1 vở opera seria để cơng diễn 1 cách độc lập (ban đầu “La serva padrona” cũng chỉ được sáng tác như là 1 intermezzo của vở opera seria “Il prigioniero superbo”). Pergolesi được coi là nhạc sĩ lớn đầu tiên sáng tác opera buffa. Sau Pergolesi, cịn nhiều nhạc sĩ sáng tác opera buffa nổi tiếng khác như Nicolị Piccinni (1728 - 1800), Giovanni Paisiello (1740 - 1816) hay Domenico Cimarosa (1749 - 1801).

Song song với sự phát triển opera buffa tại Ý, tại Pháp và Đức opera cũng cĩ những cải cách đáng kể theo hướng độc lập và cĩ xu hướng ngày càng ít chịu ảnh hưởng từ opera Ý. Tạp Pháp, opera hài hước được gọi là opera-comique, thuật ngữ này lần đầu xuất hiện vào khoảng năm 1716. Opera-comique đã tiếp thu và phát triển từ các vở opera buffa của Ý nhưng cĩ thay đổi đáng kể nhất là khơng sử dụng recitativo và thay vào đĩ là hình thức đối thoại. Tại Paris cho xây dựng nhà hát Opéra-Comique để biểu diễn những vở opera này. Tác giả sáng tác opera-comique đáng chú ý trong thế kỉ 18 là nhạc sĩ người Bỉ sống tại Pháp từ năm 1767 André Modeste Grétry (1741 - 1813) với vở “Richard Coeur-de-lion” (1875). Grétry cũng được coi là người đầu tiên đặt nền mĩng cho opéra grade. Tuy nhiên sau cuộc cách mạng năm 1789, tính hài hước trong opera-comique ngày một ít đi, thậm chí bị triệt tiêu. Tại Đức, từ giữa thế kỉ thứ 18 hình thành thể loại singspiel (hát – diễn). So sánh với opera buffa hay opera-comique thì singspiel đối thoại nhiều hơn và mang nhiều âm hưởng của các bài hát Đức (lied) và ảnh hưởng từ hài kịch dân gian Đức. Johann Adam Hiller (1728 - 1804) được coi là người sáng lập ra singspiel. Những vở opera bằng tiếng Đức của Mozart, Beethoven hay Weber sau này đã đưa singspiel lên đỉnh cao.

Những năm cuối của thế kỉ 18 được đánh dấu bằng cuộc cách mạng Tư sản Pháp 1789, điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới quan niệm sáng tác của giới văn học nghệ thuật, trong đĩ cĩ lĩnh vực âm nhạc. Các vở opera mang tính thời sự hơn, kêu gọi sự tự do, bình đẳng và đề cao tính anh hùng. Đã xuất hiện một dịng opera được sáng tác theo nội dung này và được gọi là rescue opera (opera giải cứu). Những vở opera tiêu biểu thuộc trào lưu này là “Médée” (1797) và “Les deux journées” (1800) của Luigi Cherubini (1760 - 1842) và “La vestale” (1807) của Gaspare Spontini (1774 - 1851).

2/ Christoph Willibald Gluck và sự cải cách vĩ đại:

Nhạc sĩ người Đức Christoph Willibald Gluck (1714 - 1787) là một nhà cải cách opera vĩ đại. Thời gian đầu ơng sống ở Milan và đã sáng tác khá nhiều vở opera tại đây. Những vở opera này đã đem lại danh tiếng cho ơng và năm 1745, ơng lên đường sang London và gặp gỡ Handel. Tuy nhiên, Handel tỏ ra khơng quan tâm đến opera của Gluck. Thất bại, Gluck buồn chán rời nước Anh đi nghiên cứu âm nhạc của hầu hết các nước châu Âu và rồi định cư tại Vienna từ năm 1750. Chính trong quãng thời gian này, Gluck đã tiếp thu tư tưởng của phong trào Khai sáng và từ đĩ ơng nung nấu ý định cải cách opera vì Gluck nhận thấy rằng trong thời kì này, các vở opera đã trở nên rập khuơn và thiếu sâu sắc. Năm 1761, Gluck đã may mắn cĩ dịp gặp gỡ và làm quen với nhà thơ Ranicro Calzabigi và 2 người bạn tâm đầu ý hợp này đã cùng nhau viết vở opera “Orfeo ed Euridice”. Năm 1762, vở opera được cơng diễn lần đầu tại Vienna. Đây đã trở thành cột mốc quan trọng đánh dấu một bước tiến mới trong việc cải cách opera. “Orfeo ed Euridice” cĩ những điểm khác biệt cơ bản với những vở opera trước đĩ, “Orfeo ed Euridice” là một lời tuyên chiến quyết liệt với sự hào nhống bề ngồi và xu hướng mua vui của giới quý tộc. Gluck đã phát triển opera theo hướng biểu lộ nhiều cảm xúc trong ca từ và âm nhạc nhưng nghiêm cấm lối hát hoa mĩ, lợi dụng kĩ xảo của các ca sĩ thời kì đĩ. Ơng bắt các ca sĩ phải hát đúng như yêu cầu trong tổng phổ. Quan niệm sáng tác của Gluck là hướng đến những gì chân thật nhất, tự nhiên nhất như chính những gì mà cuộc sống vốn cĩ. Trong các tác phẩm của mình, Gluck chuyên tâm vào thế giới nội tâm của nhân vật và âm nhạc phụ thuộc vào tính kịch. Gluck cũng là người đầu tiên đưa một số giai điệu của opera vào trong phần overture, điều này giúp cho overture trở thành phần dự báo và giúp cho thính giả nắm được chủ đề cơ bản của vở opera. Gluck cĩ ảnh hưởng rõ rệt với Mozart, Weber, Berlioz và Wagner sau này. Sau sự thành cơng của “Orfeo ed Euridice”, Gluck tiếp tục sáng tác nhiều

vở opera khác như “Alceste” (1767) hay “Iphigénie en Aulide (1774)” nhưng bị những người theo phe bảo thủ phản ứng dữ dội khiến nhạc sĩ bị tổn thương và sau năm 1780, Gluck hồn tồn khơng sáng tác opera nữa. Tuy nhiên tinh thần vĩ đại của Gluck được nhiều nhạc sĩ sau này tiếp thu và vai trị lịch sử của ơng đã được chính thức thừa nhận.

3/ Wolfgang Amadeus Mozart:

Nhà soạn nhạc thiên tài người Áo Wolfgang Amadeus Mozart (1756 - 1791) là tác giả của hơn 20 vở opera trong đĩ cĩ nhiều vở đã trở thành những kiệt tác. Với tư cách một nghệ sĩ piano thần đồng, thuở nhỏ Mozart đã đi biểu diễn tại rất nhiều nơi và tiếp thu được tinh hoa của nhiều loại hình âm nhạc như những bài hát Neapolitan, thủ pháp đối vị của Đức và các bản giao hưởng của Haydn. Chính điều này giúp cho trong các vở opera của Mozart cĩ được sự cân bằng giữa các nghệ sĩ đơn ca và hợp xướng, giữa ca sĩ và dàn nhạc. Là người người đương thời và chịu ảnh hưởng từ quan điểm sáng tác của Gluck, tuy nhiên Mozart lại quan niệm: “lời thoại trong opera phải là cơ gái biết nghe lời âm nhạc”. Âm nhạc của Mozart trong các tác phẩm nĩi chung và opera nĩi riêng trong sáng, tinh tế, thánh thiện và đẹp một cách diệu kì. Trong bộ 3 opera Mozart kết hợp với nhà chuyên viết lời cho các vở opera Lorenzo da Ponte là “Le nozze di Figaro” (1786), “Don Giovanni” (1787) và “Così fan tutte” (1790) thì ngồi “Così fan tutte” là viết theo đơn đặt hàng nên cĩ chất lượng nghệ thuật khơng cao cịn 2 tác phẩm kia đều là những tuyệt tác. Âm nhạc đầy chất thơ, kết hợp hài hịa giữa hát và hát nĩi. Đặc biệt là việc phát huy vai trị của duet, lấy duet làm trung tâm cho sự phát triển kịch tính của opera. Hơn nữa, trong các vở opera này, Mozart đã sử dụng rất thành thạo các hợp ca từ terzet đến septet, điều gần như khơng xuất hiện trong các vở opera trước đĩ của ơng. Trong "Don Giovanni", lần đầu tiên kèn trombone cĩ mặt trong biên chế dàn nhạc và âm nhạc của màn cuối được vang lên ngay trong phần overture, điều này cho thấy ảnh hưởng của Gluck đối với Mozart. Với “Die entführung aus dem Serail” (1782) và đặc biệt là “Die Zauberflưte” (1791) – vở opera cuối cùng của Mozart, singspiel đã đạt đến đỉnh cao chưa từng thấy. Trong “Die Zauberflưte”, sự trộn lẫn của triết học, tính ẩn dụ, chất lãng mạn, màu sắc huyền bí, hĩm hỉnh khiến cho vở opera khơng chỉ đạt được thành cơng to lớn ngay sau khi mới ra đời mà cịn trở thành một trong những tác phẩm được ưa thích nhất hiện nay. Chính những vở singspiel này đã mở ra con đường phát triển cho opera lãng mạn Đức sau này.

4/ Ludwig van Beethoven và Fidelio:

“Fidelio” (1814) là vở opera duy nhất của Ludwig van Beethoven (1770 - 1827) và cũng là tác phẩm khiến Beethoven bị tốn nhiều cơng sức nhất. Ơng bắt đầu sáng tác từ năm 1804 (bản tiếng Ý) nhưng bản tiếng Đức như ngày nay chúng ta thưởng thức thì được biểu diễn lần đầu tiên vào năm 1814. “Fidelio” là vở opera cĩ hình thức singspiel với nội dung thuộc trào lưu rescue opera. Tuy nhiên, ban đầu

Beethoven khơng cĩ ý định sáng tác opera mà “Fidelio” ra đời là do bực mình về sự khơng chung thuỷ trong “Così fan tutte” và lịng nhiệt tình bắt nguồn từ cuộc Cách mạng Pháp 1789, chính vì vậy

“Fidelio” cịn được gọi là “Người con gái của Cách mạng Pháp 1789”. Các aria và recitativo cĩ kĩ xảo khĩ nhưng điểm nổi bật nhất của vở opera là vai trị của dàn nhạc. Cĩ thể nĩi, Beethoven là một trong những người tiên phong trong việc “giao hưởng hĩa” opera, mà sau này Wagner là người ưu tú nhất. Âm nhạc của “Fidelio” gần với Gluck và Handel – người mà Beethoven rất kính trọng nhưng mang chất lãng mạn rất cao. Chính vì vậy, cĩ thể coi “Fidelio” là viên gạch đầu tiên của opera Lãng mạn Đức thế kỉ 19.

Một phần của tài liệu Phân loại các tác phẩm âm nhạc cổ điển (Trang 26 - 28)