Chương 3: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ AXIT-BAZƠ (PHƯƠNG PHÁP TRUNG HÒA)
3.4.4. Chuẩn độ các bazơ yếu bằng axit mạnh
Sự chuẩn độ một bazơ yếu bằng axit mạnh là trường hợp ngược với chuẩn độ một axit yếu bằng bazơ mạnh. Phản ứng chuẩn độ tổng quát là:
B + H3O+ = BH+ + H2O
Vì các chất tham gia phản ứng là một bazơ yếu và một axit mạnh, có 4 vùng trong đường cong chuẩn độ:
Trước khi thêm axit mạnh vào, dung dịch chỉ chứa bazơ yếu, B, trong nước có nồng độban đầu là CB, pH của dung dịch được xác định bằng công thức
Thêm axit mạnh vào nhưng chưa đạt đến điểm tương đương: dung dịch sau khi thêm chứa bazơ B chưa trung hòa hết và BH+ vừa tạo thành. Đây là dung dịch đệm và pH được tính bởi sử dụng công thức sau:
[ ] log [ ] A B pH pK BH Ka là hằng số axit của axit BH+
Tại điểm tương đương, B bị axit mạnh chuyển hết về dạng axit yếu BH+. pH của dung dịch được tính bởi công thức:
[H3O+] = (KACA)1/2
ở đây KA là hằng số axit của axit BH+ và CA là nồng độ của BH+ trong dung dịch sau khi thêm vừa đủ axit mạnh vào.
Hình minh họa các đường cong chuẩn độ của một số bazơ yếu có KB khác nhau bằng dung dịch axit mạnh HCl 0.100M. Ta thấy khi các bazơ càng yếu (KB càng nhỏ) thì bước nhảy chuẩn độ càng bé, khi Kb ≤ 10-10 thì hầu như không còn bước nhảy nữa. Dựa vào đường cong chuẩn độ ta có thể chọn chất chỉ thị thích hợp sao cho khoảng đổi màu của nó phải nằm trong hoặc một phần trong bước nhảy chuẩn độ.
Hình : Ảnh hưởng của KBđến các đường cong chuẩn độ 50.00 ml dung dịch của các bazơ yếu bằng axit mạnh HCl 0.100Mcho mỗi trường hợp.