Cách sử dụng

Một phần của tài liệu thuc an chan nuoi (Trang 45 - 48)

Khoảng 72 giờ sau khi đóng hố ủ, quá trình lên men yếm khí dừng lại. Cây

ngô thức ăn hoặc các phụ phẩm từ trồng ngô sẽ chuyển thành thức ăn ủ chua. Khi đó, bắt đầu một thời kỳ ổn định, kéo dài khoảng 6-7 tuần. Như vậy, thức ăn ủ chua này có thể cho gia súc nhai lại ăn bắt đầu từ tuần thứ 8. Thức ăn này được bảo quản cho gia súc ăn dần trong 6 tháng. Mỗi lần lấy thức ăn ra xong phải che phủ cẩn thận, tránh nước thấm vào hố ủ.

- Sau khi ủ 2-3 tuần bắt đầu lấy cho gia súc ăn.

- Nuôi trâu, bò bằng khẩu phần có cây ngô già ủ urê chiếm 20-25% năng

lượng toàn khẩu phần mà vẫn cho tăng trọng 10-11kg/tháng. Cây ngô già ủ urê có thể thay thế hoàn toàn cỏ khô và 1 phần cỏ xanh trong khẩu phần.

c. Chú ý

- Hố ủ phải chắc chắn, đáy hố phải bằng phẳng, hố có ít nhất 2 mặt đứng và

hố được thiết kế, chọn vị trí sao cho không ứ nước, đọng nước, thấm nước.

- Xác định độ nén chặt: Vạch 1 vạch ở mặt trong của hố ủ còn trống để đánh

dấu khoảng cách 15-20cm từ đáy hố lên. Khi cho thức ăn vào hố đến vạch đã đánh dấu thì giậm nén cho tới khi lớp thức ăn tụt xuống còn 7-10cm. Tiếp tục lại vạch lên thành trong của hố khoảng cách 15-20cm, tính từ lớp thức ăn vừa nén xong. Chất thức ăn đã băm nhỏ đã trộn phối nguyên liệu vào hố ủ và đánh dấu tương ứng với bề rộng của 5 ngón tay khép lại. Cứ làm như vậy cho tới khi hố ủ đầy.

3.3. Quy trình chế biến phụ phẩm dứa [2]; [4]; [8]; 14]

3.3.1. Sơ đồ

3.3.2. Thuyết minh quy trình:a. Chuẩn bị nguyên liệu a. Chuẩn bị nguyên liệu

Dứa và phụ phẩm của dứa sau khi thu hoạch sẽ được loại bỏ tạp chất và

được băm nhỏ với kích thước quy định, đem đi phơi héo và phối trộn. Có thể áp dụng một trong các công thức ủ chua sau:

2) 100% chồi ngọn, thân và lá dứa + 0,5% NaCl

3) 100% vỏ quả và bã dứa ép + 0,5% NaCl

4) 50% chồi ngọn và phụ phẩm khác + 50% cây ngô + 0,5% NaCl.

b. Chuẩn bị hố ủ

Hố được xây nổi trên mặt đất, trên có mái che. Kích thước hố ủ tuỳ theo quy

mô đàn gia súc. Đối với các hộ nông dân chăn nuôi theo quy mô nhỏ, hố ủ có dung tích nhỏ (1-2 tấn). Đối với các trại chăn nuôi, dung tích hố ủ có thể lên tới hàng trăm tấn. Các hộ gia đình có thể tận dụng bể chứa nước hoặc ô chuồng lợn làm hố ủ. Cũng có thể dùng túi nylon để ủ: có thể tận dụng các vỏ bao phân đạm làm túi ủ, bên ngoài túi nylon là bao tải sợi dai chắc.

c. Cách ủ

- Ủ trong hố:

Các nguyên liệu trước khi ủ được thái với độ dài 3-5cm. Rải thức ăn thành

từng lớp dày 20cm. Cứ mỗi lớp lại một lần rắc muối ăn. Sau vài lớp lại một lần đầm nén để tăng độ yếm khí trong hố ủ. Trên mặt hố phủ một tấm nylon, trên cùng đổ một lớp đất dày 30-40cm.

- Ủ trong túi nylon:

Nguyên liệu được thái với độ dài 2-3cm. Cứ mỗi lớp thức ăn dày 15 cm lại

một lần rắc muối ăn. Sau vài lớp thức ăn lại một lần đầm nén. Sau khi túi đầy dùng dây buộc chặt miệng túi, rồi buộc miệng bao tải lại. Các túi được xếp dựng đứng rồi chôn kín xuống dưới đất hoặc các túi được xếp chồng lên nhau ở nơi khô ráo.

d. Cho ăn

Sau khi ủ 3 tuần có thể lấy cho ăn. Cho trâu bò ăn phụ phẩm dứa ủ xanh

cùng với các thức ăn khác. Cho ăn đến đâu lấy đến đấy và lấp phủ kín phần còn lại để tránh bị hỏng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thuc an chan nuoi (Trang 45 - 48)