Phần III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu thuc an chan nuoi (Trang 48 - 50)

3.1. Kết luận

Song song với sự phát triển của ngành công nghiệp, ngành nông nghiệp cũng

chiếm một vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trong ngành chăn nuôi. Trong đó chăn nuôi gia súc mang lại hiệu quả khá cao, chăn nuôi gia súc cung cấp cho chúng ta một lượng thức ăn khá lớn là thịt, sữa, được sử dụng để khai thác sức kéo và một số công dụng khác.

Nước ta có một khối lượng phụ phẩm khá lớn, nếu chúng ta biết tận dụng

nguồn phụ phẩm này sẽ cung cấp một lượng thức ăn lớn, có thể thay thế thức ăn thô xanh. Chúng ta có thể phối hợp được các công thức phối trộn, nắm được các phương pháp ủ chua thức ăn thì sẽ đảm bảo lượng dinh dưỡng thường xuyên cho vật nuôi, giúp vật nuôi sinh trưởng nhanh, cho năng suất tốt.

3.2. Kiến nghị

Đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nên lượng thức ăn của gia súc có phần

hạn chế.

Phụ phẩm nông nghiệp nhiều xơ có 3 nhược điếm là: thu hoạch mang tính

lượng dễ lên men) và vách tế bào bị lignin hóa. Chính vì thế các loại phụ phẩm nông nghiệp giàu xơ vẫn chưa được khai thác triệt để làm thức ăn chăn nuôi. Để khắc phục, về nguyên tắc có 3 nhóm giải pháp kỹ thuật cơ bản tương ứng:

- Thu gom sau khi thu hoạch để dự trữ lâu dài.

- Bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu để làm tăng khả năng phân giải bởi vi

sinh vật dạ cỏ.

- Xử lý nhằm phá vỡ các liên kết phức tạp trong vách tế bào làmcho vi sinh

vật dạ cỏ dễ tiếp xúc hơn với cơ chất, do đó mà làm tăng tỷ lệ tiêu hóa và lượng thu nhận.

Ngoài việc bảo quản dự trữ cho ăn rải vụ, các loại phụ phẩm nhiều xơ chất

lượng thấp như rơm rạ có thể được gia súc nhai lại sử dụng tốt hơn thông qua việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, khi hiệu quả của việc bổ sung đã đạt đến cận trên thì việc nâng cao hơn nữa khả năng lợi dụng các nguồn thức ăn thô nhiều xơ này chỉ có thể thực hiện được bằng việc tăng tỷ lệ tiêu hóa trong dạ cỏ thông qua một số biện pháp xử lý.

Nước ta có lượng phụ phẩm tương đối lớn nhưng chưa được sử dụng. Các

phương pháp ủ chua mới được thực hiện nên chưa được phổ bến rộng rãi, công tác về giống vật nuôi gặp một số khó khăn như:

- Vật nuôi trưởng thành và sinh sản tương đối chậm.

- Tiền đầu tư cho con giống khá cao.

- Đầu tư lâu dài, tỉ suất lợi nhận chưa cao.

- Sản phẩm sữa thu mua, bảo quản, chế biến còn khó khăn.

Vì vậy bộ nông nghiệp cần phải cung cấp một lượng vốn để mua các giống

vật nuôi có năng suất cao từ nước ngoài về và đưa đến các hộ chăn nuôi hay trang trại chăn nuôi trên quy mô lớn, nhằm cải thiện lượng giống vật nuôi đang có. Phổ biến các công thức phối trộn thức ăn, các phương pháp ủ chua đến từng hộ nông dân, điều này sẽ giúp nông dân nắm bắt được và sản xuất cho hiệu quả cao hơn.

Cần phải tận dụng và chế biến thêm nhiều loại phụ phẩm mới có giá trị dinh

dưỡng cao, như vậy mới có thể đảm bảo được lượng thức ăn cho gia súc trong giai đoạn hiện nay và tương lai.

Một phần của tài liệu thuc an chan nuoi (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w