- Tìm và viết được tiếng có vần oai /oay ( BT2)
-Làm đúng BT điền tiếng có vần ong / oong ( BT2)
- Làm đúng BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn .
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ ở bài tập 2.
- 5,6 tờ giấy khổ to để các nhóm thi làm bài tập 3b. - Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS A.Bài cũ
-Gv tổ chức cho hs thi giải câu đố đã học ở bài trước.
-Tiến hành: gọi 1 hs xung phong đọc thuộc 1 câu đó ở bài tập 3 (a hoặc b), lớp viết lời giải đó vào bảng con rồi giơ bảng
-Gv nhận xét, khen những hs giải đúng, viết đúng chính tả, chữ đẹp.
-Nhận xét bài cũ. B.Bài mới 1.Giới thiệu bài
-Nêu mục đích yêu cầu của bài học. -Ghi đề bài.
2.Hd hs viết chính tả
a.Hd hs chuẩn bị:
-Gv đọc thong thả, rõ ràng bài: Tiếng hò trên sông.
-Hd hs nắm nội dung và cách trình bày bài. +Điệu hò chèo thuyền của chị Gái gợi cho tác giả nghĩ đến những gì?
-Hs cả lớp cùng làm bài tập.
-2 hs đọc lại đề bài.
-Hs chú ý lắng nghe.
-1,2 hs đọc lại bài văn, lớp theo dõi ở SGK.
-Nghĩ đến quê hương với cơn gió chiều thổi nhè nhẹ qua đồng và con sông Thu Bồn.
-4 câu.
-Gái, Thu Bồn.
-Hs tập ghi các tiếng khó. -Hs viết bài vào vở.
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS
+Bài chính tả có mấy câu? +Nêu các tên riêng trong bài?
-Yêu cầu hs tập viết những tiếng khó hoặc dễ lẫn: diệu hò, chèo thuyền, cơn gió, vút, nâng, chảy lại.
b.Gv đọc bài cho hs viết. c.Chấm chữa bài:
-Yêu cầu hs tự chấm chữa bài, ghi số lỗi ra lề đỏ.
-Gv chấm từ 5-7 bài, nêu nhận xét về nội dung, cách trình bày, chữ viết của hs.
3.Hd hs làm bài tập
a.Bài tập 2:
-Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài tập. -Yêu cầu hs làm bài cá nhân. -Gọi 5-7 hs đọc lại lời giải đúng.
-Chuông xe đạp kêu kính coong, vẽ đường cong, làm xong việc, cái xoong.
b.Bài 3b (lựa chọn):
-Gv phát giấy cho các nhóm thi làm bài. -Đại diện các nhóm dán bài lên bảng, đọc kết quả.
-Cả lớp và Gv nhận xét về chính tả, phát âm, số lượng từ tìm được, kết luận nhóm thắng cuộc. -Mời một số hs đọc kết quả.
-Cho hs cả lớp làm bài vào vở:
+Từ ngữ có tiếng mang vần ươn: thuê mướn, bay lượn, vươn vai, con lươn, sườn núi…
+Từ ngữ có tiếng mang vần ương: bướng bỉnh, đo lường, số lượng, lưỡng lự, trưởng thành, lực lượng…
4.Củng cố, dặn dò
- Gv rút kinh nghiệm cho hs về kĩ năng viết bài chính tả và làm bài tập chính tả trong tiết học. -Yêu cầu hs luyện tập thêm để khắc phục những
-Tự chấm bài bắng cách đổi chéo vở với bạn trong bàn.
-1 hs đọc yêu cầu của bài. -Hs làm bài cá nhân.
-5,7 hs đọc lại lời giải đúng.
-Hs làm bài theo nhóm.
-Đại diện các nhóm đọc kết quả -Nhận xét bài làm của nhóm bạn. -Một số hs đọc kết quả.
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS lỗi chính tả còn mắc phải
-Chuẩn bị bài sau: Nhớ-viết: Vẽ quê hương.
========================
TUẦN 11
Chính tả (Tiết 22):
Đề bài: NHỚ - VIẾT : VẼ QUÊ HƯƠNG. I.Mục tiêu:
Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nhớ - viết bài chính tả ; trình bày sạch sẽ và đúng hình thức bài thơ 4 chữ .- Làm đúng BT(2) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn .