Thực hiện xã hội hóa bảo vệ quyền phụ nữ

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ khi ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 54 - 58)

Bảo vệ quyền phụ nữ không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Nhà nước ban hành pháp luật tuyên truyền phổ biến pháp luật, các tổ chức xã hội cũng cần tham gia vào việc bảo đảm cho pháp luật được thực thi. Vì vậy, muốn bảo vệ tốt các quyền phụ nữ thì cần phải thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo vệ quyền phụ nữ. Theo đó, mỗi người, mỗi cơ quan, mỗi tổ chức xã hội, gia đình và Nhà nước đều cùng vào cuộc để bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ. Nhà nước ban hành các quy định pháp luật thể hiện nguyên tắc nam nữ bình đẳng, tổ chức việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật tới người dân, người dân phải có ý thức nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, các tổ chức xã hội cùng vào cuộc để thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật, đặc biệt là Hội phụ nữ phải thực sự là cơ quan đại diện của phụ nữ, nói lên tiếng nói của chị em, bảo vệ quyền lợi cho chị em phụ nữ, cần phát huy thật tốt vai trò của Trung tâm pháp lý cho người nghèo, Trung tâm trợ giúp pháp lý cho phụ nữ để chị em phụ nữ có cơ hội được bảo vệ quyền lợi trên thực tế.

Nguyễn Thị Lý- K55CLC 54

KẾT LUẬN

Thực tế dù xã hội phát triển được như bây giờ, khi những từ bình đẳng quyền được đặt lên hàng đầu thì người phụ nữ vẫn chưa được hưởng đầy đủ và đúng nghĩa những quyền mà pháp luật đã ban cho họ. Khi ly hôn, họ đã phải gánh chịu những mất mát, tổn thương về mặt tinh thần một cách nặng nề nhưng những quyền lợi về vật chất của họ vẫn không được đảm bảo. Làm thế nào để tiến tới một xã hội bình đẳng giữa nam và nữ?. Câu hỏi đó thực sự quá khó để trả lời. Chế độ mẫu hệ, thời điểm mà người phụ nữ có địa vị cao quý: con mang họ mẹ, người phụ nữ quyết định vấn đề thừa kế tài sản đã hoàn toàn bị lật đổ khi trong xã hội có sự phân công lao động diễn ra sâu sắc. Nhưng chế độ mẫu hệ ngự trị quá ngắn ngủi, chế độ phong kiến với tư tưởng nho giáo độc địa lại quá dài khiến tư tưởng trọng nam khinh nữ được hình thành như một gốc rễ ăn sâu vào suy nghĩ, nhận thức của mỗi con người Việt. Tuy nhiên, đi theo xu hướng của toàn thế giới, tìm đến một xã hội văn minh, bình quyền, pháp luật Việt Nam, con người Việt Nam sẽ từng bước được cải thiện theo hướng tích cực hơn, quyền lợi của người phụ nữ nói chung, quyền lợi của người phụ nữ khi ly hôn nói riêng vì thế cũng sẽ được bảo vệ tốt hơn.

Nguyễn Thị Lý- K55CLC 55

***DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO***Bộ Luật, Luật: Bộ Luật, Luật:

1. Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 2005.

2. Luật Hôn nhân và Gia đình Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, khóa thứ nhất, kỳ họp thứ 11, thông qua ngày 19/12/1959.

3. Luật Hôn nhân và Gia đình Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, khóa VII, kỳ họp thứ 12, thông qua ngày 29/12/1986.

4. Luật Hôn nhân và Gia đình Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, khóa X, kỳ họp lần thứ 7, thông qua ngày 09/06/2000.

Sách báo, tạp chí:

5. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập I, tập II, Nxb CAND, Hà Nội, 2009.

6. Trường Đại học Luật Hà Nội- Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam- Nxb CAND, Hà Nội 2009.

7. Viện sử học Việt Nam (1991), Quốc triều Hình luật, Nxb Pháp lý, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Viện sử học Việt Nam (1994), Hoàng Việt luật lệ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

9. Viện thông tin khoa học xã hội, Trung tâm nghiên cứu quyền con người (1995), Quyền con người trong thế giới hiện đại, Nhà in Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Luật sư - Th.S. Nguyễn Văn Cừ - Th.S. Ngô Thị Hường - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000- Nxb CTQG 2002.

11. Nguyễn Văn Cừ - Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 – Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 5/2003.

12. Tạp chí luật học, Quyền của phụ nữ theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000, ThS Nguyễn Thị Lan.

Nguyễn Thị Lý- K55CLC 56

13. Tạo chí luật học, Bảo vệ quyền của người phụ nữ đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Bùi Thị Mừng.

14. Trung tâm từ điển học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng 2007.

Luận văn:

15. Bùi Thị Mừng- Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong Luật Hôn nhân và gia

đình Việt Nam năm 2000, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà

Nội năm 2003.

16. “Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000”, Luận văn Thạc sĩ luật học, của Phạm Thị Ngọc

Lan, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2008.

17. Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Luận văn Thạc sĩ luật học,

của Lê Thu Trang, Khoa Luật- Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2012.

Các nguồn Internet:

18. http://www.doisongphapluat.com/gia-dinh/khi-xu-an-toa-phai-uu-tien-quyen- 1oi-cua-nguoi-phu-nu-a1803.html- Bài viết “ khi xử án phải ưu tiên quyền lợi của người phụ nữ”, Báo online Đời sống và pháp luật, đăng ngày 19/9/2013. 19. http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-van-de-bao-ve-quyen-cua-phu-nu-trong-viec-

ly-hon-38333/- Tài liệu Ebook, đăng ngày 3/10/2013.

20. Duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_TAILIEU/.../123.doc.

21. http://www.doko.vn/luan-van/tieu-luan-bao-ve-quyen-cua-phu-nu-trong-viec-ly- hon-363380- Tài liệu Doko, đăng ngày 8/9/2010.

22. http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Doi-song/661588/bao-ve-phu-nu-trong-cac- vu-tranh-chap-quyen-loi-ve-hon-nhan-gia-dinh-ngay-cang-phuc-tap-kho-khan-

Bài viết” Bảo vệ phụ nữ trong các vụ tranh chấp quyền lợi về hôn nhân- gia đình”, Báo online Hà Nội mới, đăng ngày 11/2/2014.

Nguyễn Thị Lý- K55CLC 57

Nguyễn Thị Lý- K55CLC 58

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ khi ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w