- Pháp luật cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến quyền lợi của nữ giới, quyền của người vợ, người mẹ có một chỗ ở sau khi ly hôn để có thể ổn định cuộc sống, tạo điều kiện chăm sóc con cái và giúp đỡ những đứa trẻ đỡ bị tổn thương, thiệt thòi trong giai đoạn đang học tập và trường thành.
- Cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của luật hôn nhân và gia đình với việc thể chế hóa nội dung của nguyên tắc nam nữ bình đẳng và đặc biệt bảo vệ quyền phụ nữ. Trong vấn đề chia tài sản chung, tài sản riêng cần có những hướng dẫn cụ thể nhất là đối với tài sản có nguồn gốc từ tặng cho, vì đây là vấn đề có nhiều tranh chấp trong thực tế. Ngoài ra, đặc biệt chú ý đến trường hợp vợ chồng được tặng cho quyền sử dụng đất sau khi kết hôn nhưng việc tặng cho không được lập thành văn bản có công chứng chứng thực, đã xây dựng nhà ở kiên cố trong thời gian dài và người cho không có ý kiến gì.
- Về việc đăng kí tài sản chung của vợ chồng cần được thực hiện một cách đồng bộ vì trong thực tế, hiện nay khoảng hơn 70% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các động sản phải đăng kí đều đứng tên người chồng. Do vậy, cần phải tạo nên hành lang pháp lý quản lí triệt để vấn đề đăng kí đứng tên tài sản trong trường hợp là sở hữu chung của vợ chồng, tạo cơ sở pháp lý cho việc chia tài sản vợ chồng khi ly hôn.
- Pháp luật hôn nhân gia đình cần dự liệu thêm các vấn đề sau: Xác định tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn bằng hiện vật, định giá quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất,
Nguyễn Thị Lý- K55CLC 52
khối tài sản chung của vợ chồng có nhiều quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, …
- Theo ý kiến chủ quan của riêng người viết, pháp luật cần đặt ra vấn đề bồi thường nếu ly hôn là do lỗi của người chồng. Có như vậy, những hiện tượng bạo lực gia đình sẽ được giảm thiểu.