THEO QUY ĐỊNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 2.1. Bảo vệ các quyền lợi về nhân thân của người vợ khi ly hôn
- Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 đảm bảo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ trong đó ghi nhận quyền tự do ly hôn cho cả hai phía vợ chồng. Quyền ly hôn là quyền nhân thân của vợ, chồng: chỉ có vợ, chồng hoặc cả hai mới có quyền yêu cầu ly hôn. Theo đó, vợ chồng bình đẳng trong việc yêu cầu tòa án chấm dứt quan hệ hôn nhân. Thực tế, vấn đề đảm bảo quyền yêu cầu ly hôn của người vợ là xóa bỏ áp bức đối với phụ nữ. Quyền yêu cầu ly hôn được pháp luật hôn nhân và gia đình xác định là quyền của vợ, chồng (Theo Khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Pháp luật bảo đảm quyền tự do ly hôn cho vợ chồng. Tuy nhiên để bảo đảm quyền lợi cho bà mẹ và trẻ em Luật hôn nhân và gia đình đã đưa ra điều kiện hạn chế ly hôn. Đó là trường hợp người chồng có yêu cầu ly hôn khi người vợ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi ( Khoản 2 Điều 85). Quyền yêu cầu ly hôn của người phụ nữ không bị hạn chế ngay cả khi đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Mục đích của quy định này là gắn trách nhiệm của người chồng trong việc tạo điều kiện cho người vợ thực hiện chức năng của mình. Về quy định này còn có quan điểm trái chiều. Có người cho rằng không nên quy định hạn chế như vậy vì điều này là sự ràng buộc quá khắt khe với người chồng. Người chồng không những không bị ràng buộc trách nhiệm như các nhà làm luật mong muốn mà điều này có thể còn khiến người chồng đối xử tệ bạc hơn với người vợ . Điều này sẽ làm người phụ nữ thêm đau khổ, tổn thương hơn. Người vợ là người luôn nghĩ cho những đứa con của họ trong tương lai nên dù chịu thêm nhiều đau khổ, cay Nguyễn Thị Lý- K55CLC 27
đắng hơn nữa thì họ vẫn không sử dụng quyền ly hôn trong thời gian này của họ. Cũng có thể chính sự đau khổ của họ bởi sự xa lánh của người chồng lại dẫn đến việc sảy thai, người vợ sẽ đau khổ hơn gấp trăm lần. Liệu quy định hạn chế này có phải là đang bảo vệ người phụ nữ hay còn có mặt trái của nó nữa? Nhưng xét đến cùng, với tư duy của những nhà làm luật, họ mong mỏi thời gian em bé chào đời sẽ là sợi dây kết nối giữa 2 bố, mẹ. Sự có mặt của người con sẽ giúp những người làm cha, làm mẹ suy nghĩ thấu đáo hơn, đúng đắn và có trách nhiệm hơn, giống như đạo lí sâu sắc xưa nay của cha ông ta vẫn vậy “ Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”.
Hơn nữa, xét trong trường hợp người vợ sinh con mà không may đưa trẻ chết ngay sau khi sinh thì người chồng lại không bị hạn chế ly hôn với người vợ. Điều đó là không đảm bảo về mặt tâm lý cho người vợ, bởi khi đứa trẻ chết, người mẹ sẽ rơi vào khủng hoảng tâm lý nặng nề, nếu người chồng vì đó mà yêu cầu ly hôn thì có thể sẽ càng ảnh hưởng nặng nề hơn đến người vợ. Do đó, nên quy định như điều Điều 41 Luật hôn nhân và gia đình 1986: “ Trong trường hợp vợ đang có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ đã sinh con được một năm”. Quy định như vậy có thể khắc phục được hạn chế trên.
- Theo nguyên tắc chung, khi bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quan hệ vợ chồng được chấm dứt. Người vợ, chồng đã ly hôn có quyền kết hôn với người khác. Sau khi ly hôn, các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt hoàn toàn, dù vợ chồng có thỏa thuận hay không thỏa thuận được thì Tòa án cũng sẽ quyết định. Nghĩa là những quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng phát sinh từ khi kết hôn, gắn bó tương ứng giữa vợ chồng trong thời kì hôn nhân (như nghĩa vụ thương yêu, quý trọng chăm sóc, giúp đỡ nhau tiến bộ, nghĩa vụ chung thủy vợ chồng, quyền đại diện cho nhau…) sẽ đương nhiên chấm dứt. Một số quyền nhân thân khác mà vợ chồng với tư cách là công dân thì không ảnh hưởng, không thay đổi dù vợ chồng ly hôn ( như Nguyễn Thị Lý- K55CLC 28
quyền về họ tên, tôn giáo, dân tộc, quốc tịch, nghề nghiệp…). Tuy nhiên, khi cha mẹ ly hôn thì họ vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật , mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Luật hôn nhân gia đình Việt Nam 2000 Việt Nam cũng như luật hôn nhân của nhiều quốc gia khác đều có những điều khoản cụ thể quy định về quyền nuôi con của người vợ hoặc người chồng sau khi ly hôn. Tuy nhiên, trong hầu hết các vụ án ly hôn, việc tranh giành hay bác bỏ quyền/ nghĩa vụ nuôi con vẫn luôn căng thẳng không kém gì chuyện phân chia tài sản. Về nguyên tắc, việc ai là người nuôi con khi ly hôn có thể được các đương sự tự thỏa thuận với nhau và được tòa án ghi nhận trong bản án. Sauk hi ly hôn, vợ chồng có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Bên còn lại- bên không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến khi trưởng thành. Tuy nhiên nếu vợ, chồng không thể tự thỏa thuận được với nhau thì Tòa án sẽ có quyền phán xét, giao quyền cho một bên để nuôi.
Quyền quyết định của Tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt và hướng tới tương lai và cuộc sống ổn định, tốt hơn sau này cho người con. Các quyền lợi đó là điều kiện học tập, chăm sóc, nuôi dưỡng,…Chính vì vậy, có thể thấy người nào có điều kiện tốt hơn thì sẽ có quyền nuôi con. Mà như vậy, người có lợi thế hơn lại là người cha.
Tuy nhiên, người mẹ lại thường có lợi thế hơn về mặt tình cảm, tâm lý và phương pháp nuôi dưỡng con. Chính vì vậy, pháp luật đã quy định nếu con dưới 3 tuổi thì sẽ giao con cho người mẹ, con từ đủ 9 tuổi trở lên sẽ phải xem xét đến nguyện vọng của con.
Nguyễn Thị Lý- K55CLC 29
Trong trường hợp vợ chồng có với nhau nhiều con và mỗi bên đều nhận nuôi con thì bên còn lại vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho những người con mà bên vợ, chồng kia đang nuôi giữ. Trong trường hợp 1 bên nhận nuôi số con lớn hơn với bên kia thì vẫn phải cấp dưỡng cho người con ở phía bên kia còn lại theo nghĩa vụ và ngược lại để các con có điều kiện được hưởng những lợi ích như nhau. Trong trường hợp bên nuôi con hoặc bên nuôi con nhiều hơn không nhận tiền cấp dưỡng vì thấy điều kiện của mình đã quá đủ đầy thì vẫn nên nhận cấp dưỡng, nếu cương quyết không nhận thì Tòa án sẽ ghi bản ghi nhận cho người đó về việc không nhận cấp dưỡng.