Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “ Khi ly hôn, nếu
bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình”. Trong trường hợp này cả
vợ và chồng đều có quyền yêu cầu được người kia cấp dưỡng nếu có lý do chính đáng. Tuy nhiên, những người phụ nữ mới là những người cần cấp dưỡng hơn.
Quy định như vậy đã đảm bảo được quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc cấp dưỡng. Thực tế cho thấy khi ly hôn người vợ phải chịu nhiều thiệt thòi hơn, cuộc sống mưu sinh rất khó khăn bởi trước đó họ có thể chỉ sống trong sự đùm bọc của người chồng hoặc chỉ ở nhà nuôi dạy con cái và nội trợ. Do vậy, quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng đã bảo vệ quyền của phụ nữ khi ly hôn xảy ra. Đồng thời quy định về việc cấp dưỡng như trên thể hiện rõ giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện trách nhiệm của vợ chồng trong mối liên hệ tình cảm đặc biệt nên mặc dù quan hệ hôn nhân chấm dứt các bên vẫn phải có nghĩa vụ Nguyễn Thị Lý- K55CLC 33
đối với nhau. Đảm bảo sự bình đẳng giữa vợ chồng trong việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là sự cụ thể hóa sâu sắc vấn đề bình đẳng của vợ chồng trong quan hệ tài sản, góp phần bảo vệ tốt các quyền về tài sản cho người phụ nữ trong quan hệ với người chồng.
Qua thực tiễn xét xử cho thấy, do hiểu biết của người vợ về quyền yêu cầu cấp dưỡng còn hạn chế, hoặc do tự ti, cực đoan, không đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình trước hoàn cảnh thực tế mà nhiều người vợ đã không yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề cấp dưỡng. Điều này đã dẫn đến những khó khăn của người phụ nữ sau khi ly hôn.