Đối với tài sản chung của vợ chồng.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ khi ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 31 - 33)

Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “ Tài sản chung

của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và nhưng tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”.

Khoản 2 Điều 95 quy định việc chia tài sản chung được giải quyết công bằng và hợp lý “ Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi,

nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi là lao động có thu nhập”. Trong quá trình chia

Nguyễn Thị Lý- K55CLC 31

cần lưu ý, “ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã

thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình” và bảo vệ lợi ích chính đáng của môi bên trong sản xuất kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động thu nhập”. Như vậy, tài sản chung của vợ chồng không cần phải là cả hai

vợ chồng cùng tạo ra một cách trực tiếp; không phụ thuộc vào công sức đóng góp nhiều hay ít giữa vợ chồng; không phụ thuộc vào điều kiện vợ chồng cách xa nhau hay vì lý do chính đáng như điều kiện nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, …; theo tính chất nghề nghiệp, điều kiện sức khỏe của vợ chồng mà vợ chồng có thể thu nhập nhiều ít khác nhau nhưng trên cơ sở tính chất đặc biệt của mối quan hệ hôn nhân mà pháp luật luôn ghi nhận công sức đóng góp để xác lập tài sản chung của vợ chồng là như nhau, lao động trong gia đình như nội trợ, chăm sóc con,…được tính như là lao động có thu nhập và về nguyên tắc, vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung một cách bình đẳng. Dựa trên cơ sở này khi ly hôn, pháp luật dự liệu tài sản chung vợ chồng được chia đôi. Do đó, người phụ nữ là người dù không đem lại thu nhập chính trong gia đình nhưng trên cơ sở công sức đóng góp của họ trong việc chăm sóc chồng con, làm công việc nội trợ. Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng, Tòa án luôn phải xem sét đến công sức đóng góp, hoàn cảnh cụ thể của mỗi bên để phân chia thật thấu tình đạt lý. Và ngoài ra, pháp luật cũng tạo ra sự bình đẳng cho vợ chồng trong việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập và bình đẳng trong việc thanh toán nghĩa vụ chung.

Trong trường hợp vợ chồng sống chung trong gia đình bên nhà chồng hoặc bên nhà vợ mà ly hôn: Tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của

gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc Nguyễn Thị Lý- K55CLC 32

tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Có thể thấy quy định này phù hợp với thực tiễn trong những trường hợp người phụ nữ về làm dâu, đóng góp công sức không nhỏ để vun vén chăm lo cho gia đình chồng nhưng đến khi ly hôn, do những định kiến lạc hậu hay do áp lực nhà chồng, dòng họ nhà chồng mà phải ra đi trắng tay, quyền và lợi ích của họ không được đảm bảo và gặp nhiều khó khăn.

Đối với tài sản chung là nhà ở, vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau về

chia nhà ở để đảm bảo được tốt nhất giá trị sử dụng của ngôi nhà cũng như điều kiện sinh hoạt chung của mỗi bên sau khi ly hôn. Nếu vợ chồng không thỏa thuận được việc chia nhà ở thì Tòa án cần xem xét để giải quyết trên cơ sở ưu tiên tạo chỗ ở cho người phụ nữ.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ khi ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w