Rèn kỹ năng viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Một phần của tài liệu GA bo tro 8 (Trang 37 - 43)

III. Bài tập về nói giảm, nói tránh.

Rèn kỹ năng viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

kết hợp với miêu tả và biểu cảm

A.Mục tiêu cần đạt

Sau bài học, học sinh có đợc:

- Thực hành rèn các kĩ năng viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

B. tiến trình hoạt động dạy học

Câu hỏi và bài tập Nội dung cần đạt

Bài tập 1

Hs quan sát đoạn văn trong SGK truyện Lão Hạc từ: “ Hôm sau Lão Hạc sang nhà tôi ... lão hu hu khóc”. Phát hiện và phân tích yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên.

Bài 2

Cho các sự việc sau:

Một việc làm đáng phê phán trong giao thông công cộng:

+ Đua xe + Vợt đèn đỏ

+ Đi vào đờng ngợc chiều + Lấn chiếm vỉa hè

+ Dàn hàng 3 khi đi xe đạp ... Hãy chọn trong các sự việc trên để xây dựng thành đoạn văn tự sự có xen các yếu tố miêu tả biểu cảm.

Bài 1

- Yếu tố miêu tả:

+ Trông lão cời nh mếu, đôi mắt lão ầng ậng n- ớc.

+ Mặt lão đột nhiên co rúm lại, lão hu hu khóc. => Góp phần bộc lộ tâm trạng đau đớn ân hận lên đến tột đỉnh của lão Hạc khi bán cậu Vàng. - Yếu tố biểu cảm:

+ Bây giờ thì tôi không xót xa 5 quyển sách của tôi quá nh trớc nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.

+ Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc => Các yếu tố biểu cảm này đã thể hiện sự cảm thông thấu hiểu của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc.

Bài 2

Yêu cầu: trong văn cần

- Xác định rõ chi tiết nào cần tả, chi tiết nào cần biểu cảm.

- Ngời kể là ngôi thứ ba không cần xuất hiện trong đoạn văn, khi kể có thể gọi kẻ vi phạm là anh ta, hắn, y...

- Nên kể một cách tự nhiên VD:

+Khoảng 7h 30 ở một ngã t đông cứng ngời (miêu tả)

+ Một chú công an giao thông đang vất vả điều khiển các phơng tiện tham gia giao thông (tả hoạt động, thái độ nhân vật)

+ Bỗng một chiếc xe máy bất chấp đèn đỏ cứ phóng vụt qua (tả ngời đi xe máy, hình ảnh chiếc xe lao nhanh...)

nghĩ của em)

Giáo viên chọn một số bài chữa trực tiếp trên lớp.

Hớng dẫn các hoạt động tiếp theo:

Dựa vào đoạn thơ sau trong bài “Tiếng gà tra” của Xuân Quỳnh để viết một đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả biểu cảm

Tay bà khum soi trứng ... cháu đợc quần áo mới.

Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật cô bé bán diêm.

Rút kinh nghiệm:

A.Mục tiêu cần đạt

Sau bài học, học sinh có đợc:

- HS nhận biết đợc câu ghép - Biết cách sử dụng đúng khi viết

B. tiến trình hoạt động dạy học

Câu hỏi và bài tập Nội dung cần đạt

Thế nào là câu ghép ?

Phân biệt câu đơn với câu ghép.

Bài 1. Hãy chỉ ra các vế câu ghép trong các câu sau.

I. Lý thuyết

1. Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều vế tạo thành

- Mỗi vế câu có cấu tạo là một cụm C –V

- Các cụm C –V làm vế câu trong câu ghép không bao hàm nhau.

2. So sánh và phân biệt câu đơn và câu ghép

- Câu đơn pdo một cụm C –V tạo thành. VD: Nó có vẻ buồn

- Câu đơn do hai hay nhiều cụm C – V tạo thành trong đó các cụm C –V không bao nhau.

VD1. Lão biết nó vẫn theo đuổi con kia mãi VD2: Nó đã làm xong bài tập cô giáo giao

- Câu ghép do hai hay nhiều cụm chủ vị tạo thành trong đó các cụm C –V không bao nhau.

VD: Nó cũng là thằng khá, nó thấy bố nó nói thế thì thôi ngay, nó không đả động đến việc cới xin nữa.

(Nam Cao)

3. Các vế trong câu ghép có thể nối với nhau bằng từ có tác dụng liên kết ( quan hệ từ) hoặc không dùng từ liên kết.

II. Bài tập

Bài 1.

a. Nếu không tiền nộp su cho ông bây giờ // thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à ? Ghép ( C – P)

Ngô Tất Tố b. Kết cục anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn // hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm Ngô Tất Tố c. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mợt, / nớc biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi/, và cát lại vàng giòn hơn nữa.

Nguyễn Tuân e. Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã

Bài 2.

Xác định quan hệ giữa các vế câu trong những câu ghép sau.

Khánh Hoài

Bài 2.

a. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm

- Tô Hoài - Quan hệ nguyên nhân – kết quả.

b. Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật nh hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi. – Nguyên Hồng –

Quan hệ Đ/K – hệ quả c. Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững nh kiềng 3 chân

- Tố Hữu - Quan hệ tơng phản – nghịch đối

d. Cai Lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. – Ngô Tất Tố –

quan hệ tiếp nối

e. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. – Nguyên Hồng – Quan hệ đồng thời

g. Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. – Ngô Tất Tố – Quan hệ giải thích

h. Anh làm hay tôi làm ? Quan hệ lựa chọn.

Hớng dẫn các hoạt động tiếp theo:

H/S viết một đoạn văn tự sự kể lại một việc khiến mẹ em buồn trong đó có sử dụng câu ghép (gạch chân câu ghép )

Rút kinh nghiệm:

Làm bài tập ngữ văn

( Phần văn học hiện thực Việt Nam) A.Mục tiêu cần đạt

Sau bài học, học sinh có đợc:

- Giúp học sinh củng cố lại 1 số kiến thức về các T/P văn học hiện thực. - Rèn kĩ năng phân tích cảm thụ.

B. tiến trình hoạt động dạy học

Câu hỏi và bài tập Nội dung cần đạt

Bài 1

Phải bán chó LH mắt “ ầng ậc nớc” rồi “ hu hu khóc” . Ông giáo thì muốn “ôm choàng lấy lão mà oà khóc” so sánh và chỉ ra ý nghĩa của tiếng khóc cùng những giọt nớc mắt này?

Bài 2.

Trớc cái chết của LH, ông giáo cảm thấy: “ cái chết thật là dữ dội” Vì sao ?

Bài 3

Bài 1.

Lão Hạc khóc trớc tiên vì bán “Cậu Vàng”, lão đã mất đi chỗ dựa của tình thân – một chút an ủi cho tuổi già cô độc. Đây là tiếng khóc than thân tủi phận. Sau nữa lão khóc vì “ Tôi đã già bằng này tuổi đầu còn đi lừa một con chó”- Tiếng khóc của nỗi ân hận trớc một việc mà mình thấy không nên làm. Tiếng khóc ấy cho thấy ý thức rất cao về nhân phẩm của LH.

- Ông giáo muốn oà lên khóc, trớc tiên vì thơng cảm cho cảnh tình của LH. Sau đấy còn là tiếng khóc của ngời có cùng ảnh ngộ. Chẳng phải ông giáo (cũng nh lão Hạc phải bán chó) đã phải bán đi những cuốn sách gắn với kỉ niệm của một thời “đầy những say mê, đẹp và cao vọng” đó sao ?

Bài 2.

- Cái chết của LH thật dữ dội vì.

Nó bắt nhân vật phải “vật vã đến 2 giờ đồng hồ rồi mới chết”. Mặc dù LH đã chuẩn bị rất kĩ cho cái chết của mình nhng sao nó vẫn đến một cách thật khó nhọc và đau đớn ?

- Lão Hạc chết bằng cách ăn bả chó. Con ngời phải chết theo cách của một con vật. Các chi tiết:

+ Hai mắt long sòng sọc, tru tréo. + Bọt mép sùi ra

+ Khắp ngời chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.

Hoàn toàn có thể mô tả cái chết của một con chó. Con ngời ấy sống đã khổ, đến chết vẫn khổ. Khi sống làm bạn với chó và khi chết lại chết theo cách của 1 con chó.Cái chết của LH thật dữ dội bởi nó bắt ngời ta phải đối diện với một thực tại đầy cay đắng của kiếp ngời.

Cảm nhận của em về đoạn văn diễn tả niềm vui sớng khi gặp lại mẹ, đợc nằm trong lòng mẹ ở cuối đoạn trích “ Trong lòng mẹ”.

Bài 4.

Trong đoạn trích “ tức nớc vỡ bờ” việc song song mtả anh Dậu, chị Dậu trong đoạn trích này có ý nghĩa gì ?

Bài 3.

- Phần cuối đoạn trích “ Trong lòng mẹ” đã diễn tả niềm hạnh phúc vô bờ của bé Hồng khi gặp mẹ => Gây cho em nhiều xúc động.

+ Chạy theo mẹ vội vàng, lập cập ( liền đuổi theo, gọi rối rít, thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại) => niềm khao khát đợc gặp mẹ.

+ Bé Hồng tận hởng niềm vui sớng vô bờ khi đợc nằm trong lòng mẹ, đợc đón nhận tình mẫu tử thiêng liêng.

+ Câu bé khóc. Nhng đây là những giọt nớc mắt bị dồn nén, những giọt nớc mắt vừa tủi hờn, vừa hạnh phúc.

Bài 4.

ý nghĩa:

+ Sự yêu thơng rất mực mà chị Dậu dành cho chồng. Chị quan tâm đến sự ốm đau mệt nhọc của chồng. Chị gợng nhẹ khi chăm sóc chồng.

+ Sự an phận và chừng mực của anh Dậu có giá trị làm nổi bật sự quả quyết, sức mạnh phản kháng của chị Dậu. Trong khi anh Dậu nhắc nhở can ngăn vợ “ u nó không đợc thế” thì chị Dậu dứt khoát “ Tôi không chịu đợc”.

Hớng dẫn các hoạt động tiếp theo:

Viết một đoạn văn tự sự lấy ngôi kể là cai lệ kể lại đoạn chị Dậu đánh nhau với cai lệ. Trong đoạn văn đó có sử dụng yếu tố miêu tả + biểu cảm.

Tuần 13

Tiết 37 – 38

Một phần của tài liệu GA bo tro 8 (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w