Bạn nhận xét.

Một phần của tài liệu giáo án 3 tuần 2 (Trang 37 - 42)

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

o Bạn nhận xét.

Thứ ngày tháng năm 200

Chính tả

Nghe viết :CÔ GIÁO TÍ HON

1. Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào một ô, kết thúc câu đặt dấu chấm.

2. Kĩ năng : Nghe - viết chính xác đoạn văn 55 chữ trong bài Cô giáo tí hon. - Biết phân biệt s/x hoặc ăn/ăng

- Tìm đúng các tiếng có thể ghép với mội tiếng đã cho có âm đầu là s/x hoặc ăn/ăng.

3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt

II/ Chuẩn bị :

- GV : bảng phụ viết nội dung bài tập BT3

- HS : VBT III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS PhươngPháp

1.

Khởi động : ( 1’ )

2.

Bài cũ : ( 4’ )

- GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ : nguệch ngoạc, khuỷu tay, xấu hổ, cá sấu, sông sâu, xâu kim.

- Giáo viên nhận xét, cho điểm. - Nhận xét bài cũ.

3.

Bài mới :

Giới thiệu bài : ( 1’ )

- Giáo viên : trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em :

• Nghe - viết chính xác đoạn văn 55 chữ trong bài : “Cô giáo tí hon” từ “Bé treo nón … đến ríu rít đánh vần theo”.

• Biết phân biệt s/x hoặc ăn/ăng.

• Tìm đúng các tiếng có thể ghép với mội tiếng đã cho có âm đầu là s/x hoặc ăn/ăng

Hoạt động 1 : hướng dẫn nghe - viết

Hướng dẫn học sinh chuẩn bị

- Giáo viên đọc đoạn văn 1 lần. - Gọi học sinh đọc lại đoạn văn.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm hình thức đoạn văn :

+ Tên bài viết ở vị trí nào ? + Đoạn văn có mấy câu ?

Câu 1 : Bé treo nón … đến làm thước

Câu 2 : Mấy đứa em … nhìn chị

Câu 3 : Làm như cô giáo … tấm bảng

Câu 4 : Nó đánh vần từng tiếng.

Câu 3 : Còn lại

- Hát

- Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.

- 2 học sinh.

( 20’ )

- Học sinh nghe Giáo viên đọc - 2 – 3 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm.

- Học sinh đọc thầm

- Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.

- Đoạn văn có 5 câu

Vấn đáp thực hành

- Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu. + Cuối mỗi câu có dấu gì ? + Chữ đầu câu viết như thế nào ? + Tìm tên riêng viết trong bài chính tả. + Cần viết tên riêng như thế nào ? + Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở ?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai.

Đọc cho học sinh viết

- GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở. - Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.

- Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh.

Chấm, chữa bài

- Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi :

+ Bạn nào viết sai chữ nào?

- GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép.

- Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết

- HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.

- GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép (đúng/sai), chữ viết (đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/xấu)

Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 11’ )

Bài tập 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu

- Giáo viên nêu yêu cầu : các em phải tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho, tìm được càng nhiều tiếng càng tốt và viết đúng chính tả các tiếng đó.

- Cho HS làm bài vào vở bài tập.

- GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 3 bạn thi tiếp sức.

- Giáo viên cho cả lớp nhận xét.

- Giáo viên chốt : các em có thể ghép thành các tiếng sau :

xét : xét xử, xem xét, xét duyệt, xét hỏi, xét lên lớp, …

sét : sấm sét, lưỡi tầm sét, đất sét, …

xào : xào rau, rau xào, xào xáo, …

- Học sinh đọc

- Cuối mỗi câu có dấu chấm. - Chữ đầu câu viết hoa.

- Bé– tên bạn đóng vai cô giáo.

- Tên riêng phải viết hoa - Nên bắt đầu viết từ ô thứ 2 trong vở

- Học sinh viết vào bảng con

- Cá nhân

- HS nghe Giáo viên đọc bài chính tả và viết vào vở

- Học sinh sửa bài

- Học sinh giơ tay.

- Tìm và viết vào chỗ trống những tiếng có thể ghép vào trước hoặc sau mỗi tiếng đã cho có âm đầu là s/x hoặc ăn/ăng

- HS làm bài vào vở bài tập. - HS thi tiếp sức làm bài tập - Lớp nhận xét.

Thực hành thi đua

sào : sào phơi áo, một sào đất, …

xinh : xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, xinh xinh, …

sinh : ngày sinh, sinh ra, sinh sống, sinh hoạt lớp, …gắn : gắn bó, hàn gắn, keo gắn, gắn kết, … gắng : cố gắng, gắng sức, gắng gượng, gắng lên, gắng công, …nặn : nặn tượng, nhào nặn, nặn óc nghĩ, … nặng : nặng nề, nặng nhọc, nặng cân, nặng kí

khăn : khó khăn, khăn tay, khăn lụa, khăn quàng

khăng : khăng khăng, khăng khít, …

4.

Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )

- GV nhận xét tiết học.

Thứ ngày tháng năm 200

Toán

Một phần của tài liệu giáo án 3 tuần 2 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w