III/ Các hoạt động dạy học chủ yế u:
2. Các hoạt độn g:
Giới thiệu bài : ( 1’ )
- Giáo viên : Hôm nay chúng ta cùng nhau sang một chủ đề mới, chủ đề Xã hội và bài đầu tiên là : “Các thế hệ trong một gia đình”
- Ghi bảng.
- Hát
Hoạt động 1 : thảo luận theo cặp ( 7’ )
• Mục tiêu : kể được người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất trong gia đình mình
• Phương pháp : thảo luận, giảng giải
• Cách tiến hành :
Bước 1 : làm việc theo nhóm
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm câu hỏi :
+ Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất?
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận : Như vậy, trong mỗi gia đình
chúng ta có nhiều người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống – ví dụ như ông, bà, bố, mẹ, anh chị em và em.
Những người ở các lứa tuổi khác nhau đó, được gọi là các thế hệ trong một gia đình
Hoạt động 2 : quan sát tranh theo nhóm (22’ )
• Mục tiêu : Phân biệt được gia đình một thế hệ, hai thế hệ và ba thế hệ
• Phương pháp : thảo luận, giảng giải
• Cách tiến hành :
- GV yêu cầu HS quan sát các tranh vẽ trong trang 38 và trang 39, thảo luận nhóm đôi theo các yêu cầu sau :
+ Trang 38 nói về gia đình ai ? Gia đình đó bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ?
+ Thế hệ thứ nhất trong gia đìønh bạn Minh là ai ?
+ Thế hệ thứ hai trong gia đìønh bạn Minh là ai ?
+ Minh và em Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình ?
- Học sinh thảo luận nhóm đôi, một bạn hỏi, một bạn trả lời câu hỏi của Giáo viên
- 5 – 6 HS trả lời. Ví dụ:
• Trong gia đình em có: ông bà em là nhiều tuổi nhất, em là người ít tuổi nhất trong nhà.
• Trong gia đình em, bố em là người nhiều tuổi nhất, em em là người ít tuổi nhất
- HS quan sát, tiến hành thảo luận nhóm đôi theo các yêu
cầu của giáo viên.
+ Trang 39 nói về gia đình ai ? Gia đình đó bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ?
+ Thế hệ thứ nhất trong gia đìønh bạn Lan là ai ?
+ Thế hệ thứ hai trong gia đìønh bạn Lan là ai ?
+ Lan và em Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình?
- Giáo viên treo tranh và gọi học sinh lên chỉ vào tranh và trình bày kết quả thảo luận
- Giáo viên chốt lại : Trang 38, 39 ở đây giới thiệu với chúng ta về hai gia đình bạn Minh và bạn Lan. Gia đình Minh có 3 thế hệ cùng chung sống. Còn gia đình bạn Lan chỉ có 4 người, gồm bố, mẹ, Lan và em trai. Gia đình bạn có 2 thế hệ cùng chung sống. (GV kết hợp chỉ vào tranh )
- GV đặt các câu hỏi cho cả lớp :
+ Theo các em trong mỗi gia đình có thể có bao nhiêu thế hệ?
- GV ghi lên bảng các câu trả lời chung nhất của HS
- GV đưa ra câu hỏi gợi mở :
+ Có gia đình chỉ có 1 thế hệ không? Nếu có hãy nêu 1 ví dụ
- GV kết luận : Như vậy mỗi gia đình chỉ có thể
có 1, 2 hoặc nhiều thế hệ cùng sinh sống. Gia đình 1 thế hệ là gia đình chỉ có 1 vợ chồng, chưa có con. Gia đình 2 thế hệ là gia đình có bố, mẹ, con cái ( gia đình bạn Lan ). Gia đình 3 thế hệ là gia đình ngoài bố mẹ, con cái, có thêm ông bà ( gia đình bạn Minh ). Ngoài ra, gia đình nhiều thế hệ là gia đình ngoài bố mẹ, con cái, có thể có thêm ông bà, cụ…
Hoạt động 3 : Giới thiệu gia đình mình ( 8’ )
• Mục tiêu : biết giới thiệu với các bạn trong lớp về các thế hệ trong lớp về gia đình mình.
sinh trình bày trước lớp ( mỗi một bạn trả lời 1 câu hỏi )
• Trang 38 nói về gia đình bạn Minh. Gia đình bạn Minh có 6 người : ông, bà, bố, mẹ em gái Minh và Minh. Gia đình Minh có 3 thế hệ.
• Trang 39 nói về gia đình bạn Lan. Gia đình bạn Lan có 4 người: bố, mẹ, Lan và em trai Lan. Gia đình Lan có 2 thế hệ. - Các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung - HS trả lời ( 3 – 4 HS ) : • Ba thế hệ • Hai thế hệ • Nhiều thế hệ - HS trả lời ( 3 – 4 HS ) • Không có 1 gia đình có 1 thế hệ • Có gia đình có 1 thế hệ, ví dụ đó là các gia đình có 2 vợ chồng, chưa có con
- Học sinh thảo luận và giới thiệu với các bạn trong nhóm
- HS lên bảng giới thiệu về gia đình mình. ( Tùy từng lượng thời gian mà số HS lên nhiều hay ít. HS được khuyến
• Phương pháp : giảng giải, thảo luận
• Cách tiến hành :
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi, dùng ảnh chụp về gia đình mình để giới thiệu cho các bạn trong nhóm về gia đình mình
- GV yêu cầu HS lên giới thiệu về gia đình mình qua trò chơi Mời bạn đến thăm gia đình tôi
- Yêu cầu học sinh phải nêu được :
+ Giới thiệu các thành viên trong gia đình. + Nói xem gia đình mình có mấy thế hệ. + Giới thiệu thêm một số thông tin về gia đình mình (GV gợi ý gia đình em sống vui vẻ như thế nào? Gia đình em có hay đi chơi không? đi chơi ở đâu?…).
- GV khen thưởng những HS có giới thiệu về gia đình đầy đủ thông tin, có nhiều sáng tạo. Khuyến khích những HS giới thiệu chưa hay, chưa trôi chảy về gia đình mình mạnh dạn hơn
• Kết luận : trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 2, 3 thế hệ, có những gia đình chỉ có 1 thế hệ
khích giới thiệu về gia đình theo kiểu “hướng dẫn viên”).
- Chẳng hạn:
Mời các bạn đến thăm gia đình tôi. Gia đình tôi có 4 người. Đây là bố tôi, làm bác sĩ. Đây là mẹ tôi, làm giáo viên. Còn đây là tôi, học sinh lớp 3A và em tôi – đang học lớp mẫu giáo. Gia đình tôi sống rất hạnh phúc và đầm ấm. Vào ngày nghỉ, gia đình tôi thường hay đi siêu thị chơi. Gia đình tôi là gia đình có 2 thế hệ bạn ạ
3. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- GV yêu cầu mỗi HS về nhà vẽ 1 bức tranh về gia đình mình. - GV có thể gợi ý: vẽ chân dung, vẽ cảnh gia đình đang ăn,
đang vui chơi…
- GV nhận xét tiết học.
Tập viết
I/ Mục tiêu :