III/ Các hoạt động dạy học chủ yế u:
3. GV: 1 phong bì thư và bức thư của học sinh trong trường gửi ngườ
thân.
4. HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS
5. Khởi động : ( 1’ )
6. Bài cũ : Quê hương ( 4’ )
- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài - Giáo viên nhận xét, cho điểm. - Nhận xét bài cũ.
7. Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
- Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ cảnh gì ?
- Giáo viên : Trong giờ Tập đọc này, chúng ta sẽ thấy được tình cảm của bạn Đức dành cho bà thể hiện qua bài : “Thư gửi bà”. Qua đó, bài còn giúp các em biết cách viết một bức thư thăm hỏi người thân ở xa.
- Ghi bảng.
Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ )
- Hát
- Học sinh đọc bài
- Học sinh quan sát và trả lời - Tranh vẽ một bạn nhỏ đang ngồi viết thư, bạn đang vừa viết vừa nhớ tới quê nhà có bà đang kể chuyện cho các cháu nghe.
• Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc
trôi chảy toàn bài.
- Nắm được nghĩa của các từ mới.
• Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm
thoại
• GV đọc mẫu toàn bài
- GV đọc mẫu với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
• Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng câu, bài có 13 câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài
- Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
- Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng phần : bức thư chia thành 3 phần.
• Phần 1 : Mở đầu thư : Hải Phòng …… cháu nhớ bà lắm
• Phần 2 : Nội dung chính : Dạo này …… dưới ánh trăng
• Phần 3 : Kết thúc : còn lại
- Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
- Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. - Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp.
- Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe
- Giáo viên gọi từng tổ đọc.
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1.
- Tương tư, Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 2, 3 - Cho cả lớp đọc lại đoạn 1, 2, 3
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ )
• Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những
chi tiết quan trọng và diễn biến của bức thư.
• Phương pháp : diễn giải, đàm thoại
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Đức viết thư cho ai ?
+ Dòng đầu bức thư, bạn ghi thế nào?
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc tiếp nối 1– 2 lượt bài.
- Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài
- Cá nhân - Cá nhân - Cá nhân
- 3 học sinh đọc - Mỗi tổ đọc tiếp nối
- Học sinh tiến hành đọc tương tự như trên
- Đồng thanh
- Học sinh đọc thầm.
- Đức viết thư cho bà của Đức ở quê.
- Dòng đầu bức thư, bạn ghi rõ nơi và ngày gửi thư : Hải Phòng, ngày 6 tháng 11 năm 2003
- Đức hỏi thăm sức khoẻ của bà : Bà có khỏe không ạ ?
- Giáo viên : đó chính là quy ước khi viết thư, mở đầu thư người viết bao giờ cũng viết địa điểm và ngày gửi thư.
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
+ Đức hỏi thăm bà điều gì ?
- Giáo viên : sức khoẻ là điều cần quan tâm nhất đối với người già, Đức hỏi thăm đến sức khoẻ của bà một cách rất ân cần, chu đáo, điều đó cho thấy bạn rất quan tâm và yêu quý bà.
- Khi viết thư cho bạn bè, người thân, chúng ta cần chú ý đến việc hỏi thăm sức khoẻ, tình hình học tập, công tác của họ.
+ Đức kể với bà những gì ?
- Khi viết thư cho bạn bè, người thân sau khi hỏi thăm tình hình của họ, chúng ta cần thông báo tình hình của gia đình và bản thân mình cho người đó biết.
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi :
+ Đoạn cuối bức thư cho thấy tình cảm của Đức đối với bà như thế nào ?
- Giáo viên giới thiệu cho cả lớp xem một bức thư của 1 học sinh gửi cho người thân
Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 8’ )
• Mục tiêu : giúp học sinh đọc trôi chảy toàn
bài. Bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc, thích hợp với từng kiểu câu ( câu kể, câu hỏi, câu cảm )
• Phương pháp : Thực hành, thi đua
- Giáo viên chọn đọc mẫu và lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn.
- Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh.
- Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài
- Đức kể với bà tình hình gia đình và bản thân : được lên lớp 3, được tám điểm 10, được đi chơi với bố mẹ vào những ngày nghỉ, kỉ niệm năm ngoái về quê : được đi thả diều trên đê cùng anh Tuấn, được nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng
- Đức rất kính trọng và yêu quý bà : hứa với bà sẽ học giỏi, chăm ngoan để bà vui, chúc bà mạnh khoẻ, sống lâu, mong chóng đến hè để được về quê thăm bà.
- Học sinh xem và nhận xét cách viết của học sinh đó
- Học sinh lắng nghe
- HS đọc bài theo sự hướng dẫn của GV
- Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức
tiếp nối
- Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
8. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bức thư. - GV nhận xét tiết học.
Toán
I/ Mục tiêu :