Các hoạt động:

Một phần của tài liệu GA lớp 3 tuần 3 (Trang 27 - 34)

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

3. Các hoạt động:

Giới thiệu bài : ( 1’)

- Hát

- Giáo viên : trong các bệnh về đường hô hấp, bệnh lao phổi là bệnh nguy hiểm nhất. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài : “Bệnh lao phổi”

- Ghi bảng.

Hoạt động 1 : làm việc với SGK (14’ )

Mục tiêu : Nêu được nguyên nhân, đường lây bịnh và tác hại của bệnh lao phổi.

Cách tiến hành :

Bước 1 : Làm việc theo nhóm

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 trang 12 SGK .

- Giáo viên cho học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi :

+ Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là gì ?

+ Người bị mắc bệnh lao phổi thường có các biểu hiện nào ?

+ Bệnh lao phổi có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng con đường nào ?

+ Bệnh lao phổi gây ra tác hại gì đối với sức khỏe của bản thân người bệnh và những người xung quanh ?

Bước 2 : Làm việc cả lớp

- Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Giáo viên chốt ý :

Bệnh lao phổi là bệnh do vi khuẩn lao gây ra. ( Vi khuẩn lao còn có tên là vi khuẩn Cốc. Đó là tên bác sĩ Ro- be Cốc – người đã phát hiện ra vi khuẩn này ). Những người ăn uống thiếu thốn, làm việc quá sức thường dễ bị vi khuẩn lao tấn công vá nhiễm bệnh.

Người bệnh thường ăn không thấy ngon, người gầy đi và hay sốt nhẹ vào buổi chiều. Nếu bệnh nặng, người bệnh có thể ho ra máu và có thể bị chết nếu không

- HS quan sát .

- Học sinh thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung, góp ý.

Thảo luận giảng

được chữa trị kịp thời.

Bệnh này có thể lây từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp.

Người mắc bệnh lao bệnh sức khỏe giảm sút, tốn kém tiền của để chữa bệnh và còn dễ làm lây cho những người trong gia đình và những người xung quanh nếu không có ý thức giữ gìn vệ sinh như : dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc có thói quen khạc nhổ bừa bãi, …

Hoạt động 2 : thảo luận nhóm

Mục tiêu : Nêu được những việc nên làm và không nên làm để để đề phòng bệnh lao phổi.

Cách tiến hành :

Bước 1 : làm việc theo nhóm đôi

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình trang 13 SGK

- Gọi học sinh đọc phần yêu cầu của kí hiệu kính lúp

- Giáo viên gợi ý cho học sinh nêu câu hỏi lẫn nhau

+ Tranh vẽ gì ?

+ Kể ra những việc nên làm và hoàn cảnh khiến ta dễ mắc bịnh lao phổi.

+ Nêu những việc làm và hoàn cảnh giúp chúng ta có thể phòng tránh được bệnh lao phổi.

+ Tại sao không nên khạc nhổ bừa bãi ?

Bước 2 : Làm việc cả lớp

- Giáo viên yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm mình. Mỗi học sinh phân tích, trả lời 1 bức tranh.

- Sau khi đại diện các nhóm trình bày, Giáo viên giảng thêm cho học sinh :

Những việc làm và hoàn cảnh khiến ta dễ mắc bịnh lao phổi :

+ Người hút thuốc lá và người

( 14’ )

- Học sinh quan sát.

- Cá nhân

- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung, góp ý.

Tranh 6 : Bác sĩ đang tiêm

phòng lao cho em bé. Đây là việc nên làm vì người được tiêm phòng lao có thể không bị mắc bệnh lao trong suốt cuộc đời.

Tranh 7 : hút thuốc lá là

việc không nên làm vì khói thuốc lá rất độc hại với người hút và với cả những người xung quanh. Người hút thuốc lá rất dễ mắc bệnh lao phổi.

Tranh 8 : để nhà cửa bẩn

thỉu, tối tăm, bừa bộn là môi trường cho các vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh vì thế không nên làm.

Quan sát Đàm thoại Thảo luận

thường xuyên hít phải khói thuốc lá do người khác hút.

+ Người thường xuyên phải lao động nặng nhọc quá sức và ăn uống không đủ chất dinh dưỡng.

+ Người sống trong những ngôi nhà chật chội, ẩm thấp, tối tăm, không có ánh sáng hoặc ít được Mặt Trời chiếu sáng cũng dễ bị bệnh lao phổi.

Những việc làm và hoàn cảnh giúp chúng ta có thể phòng tránh được bệnh lao phổi :

+ Tiêm phòng bệnh lao cho trẻ em mới sinh.

+ Làm việc và nghỉ ngơi điều độ, vừa sức.

+ Nhà ở sạch sẽ thoáng đãng, luôn được Mặt Trời chiếu sáng.

Không nên khạc nhổ bừa bãi vì :

trong nước bọt và đờm của người bệnh chứa rất nhiều vi khuẩn lao và các mầm bệnh khác. Nếu khạc nhổ bừa bãi, các vi khuẩn lao và mầm bệnh khác sẽ bay vào không khí, làm ô nhiễm không khí và người khác có thể nhiễm bệnh qua đường hô hấp.

Bước 3 : Liên hệ

- Giáo viên hỏi học sinh :

+ Em và gia đình cần làm gì để phòng tránh bệnh lao phổi ?

- Cho cả lớp đọc lại các việc trên.

Kết Luận:

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây ra.

Ngày nay, không chì có thuốc chữa khỏi bệnh lao mà còn có thuốc tiêm phòng lao.

Trẻ em được tiêm phòng lao có thể không bị mắc bệnh này trong suốt cuộc đời.

Hoạt động 3 : đóng vai ( 5’ )

Tranh 9 : dọn dẹp thường

xuyên để nhà cửa thông thoáng, có ánh nắng là việc nên làm vì như thế sẽ hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.

Tranh 10 : khạc nhổ bừa

bãi làm ô nhiễm môi trường là việc không nên. Hơn nữa, người đã mắc bệnh lao phổi nếu khạc nhổ bừa bãi sẽ làm những người xung quanh bị mắc bệnh.

Tranh 11 : nên ăn uống

đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể khoẻ mạnh, có sức chống bệnh tốt.

- Để phòng tránh bệnh lao phổi, em và gia đình luôn quét dọn nhà cửa sạch sẽ, mở cửa cho ánh nắng mặt trời chiếu vào, không hút thuốc lá, thuốc lào, làm việc và nghỉ ngơi điều độ.

Sắm vai Thảo luận

Mục tiêu :

- Biết nói với bố mẹ khi bản thân có những dấu hiệu bị mắc bệnh về đường hô hấp để được đi khám và chữa bệnh kịp thời.

- Biết tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ khi bị bệnh.

Cách tiến hành :

Bước 1 : nhận nhiệm vụ và chuẩn bị trong nhóm

- Giáo viên nêu ra 2 tình huống :

+ Nếu bị một trong các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, … em sẽ nói gì với bố mẹ để bố mẹ đưa đi khám bệnh ?

+ Khi được đưa đi khám bệnh, em sẽ nói gì với bác sĩ ?

- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm chọn một trong 2 tình huống, cho học sinh thảo luận nhóm, phân vai bạn đóng vai học sinh bị bệnh, vai ba, mẹ, bác sĩ và bàn xem mỗi vai sẽ nói gì.

Bước 2 : trình diễn

- Giáo viên cho các nhóm xung phong sắm vai trước lớp.

- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét xem các bạn đã biết cách nói để bố mẹ hoặc bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe của mình chưa.

Kết luận : khi bị sốt, mệt mỏi, chúng ta cần phải nói ngay với bố mẹ để được đưa đi khám bệnh kịp thời. Khi đến gặp bác sĩ, chúng ta phải nói rõ xem mình bị đau ở đâu để bác sĩ chuẩn đoán đúng bệnh; nếu có bệnh phải uống thuốc đủ liều theo đơn của bác sĩ.

- Học sinh chia nhóm, thảo luận, phân vai.

- Các nhóm xung phong sắm vai

- Học sinh nhận xét.

4. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )

- Thực hiện tốt điều vừa học.

- GV nhận xét tiết học.

Tập viết

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa B

- Viết tên riêng : Bố Hạ bằng chữ cỡ nhỏ.

- Viết câu ứng dụng : Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác

giống nhưng chung một giàn bằng chữ cỡ nhỏ.

2. Kĩ năng :

- Viết đúng chữ viết hoa B, viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết.

3. Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt

II/ Chuẩn bị :

- GV : chữ mẫu B, tên riêng : Bố Hạ và câu tục ngữ trên dòng kẻ ô

li.

- HS : Vở tập viết, bảng con, phấn III/ Các hoạt động :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phương Pháp

1.

Ổn định: ( 1’ ) 2.

Bài cũ : ( 4’ )

- GV kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh và chấm điểm một số bài.

- Gọi học sinh nhắc lại từ và câu ứng dụng đã viếtở bài trước.

- Cho học sinh viết vào bảng con : Âu Lạc,

Ăn quả

- Nhận xét

3.

Bài mới:

Giới thiệu bài : ( 1’ )

- GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết và nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa BÂ, củng cố cách viết một số chữ viết hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng :

H, T

Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ )

- Hát

- Học sinh nhắc lại

- Học sinh viết bảng con

Vấn đáp, thực hành

Một phần của tài liệu GA lớp 3 tuần 3 (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w