Bài cũ: Quạt cho bà ngủ (4’)

Một phần của tài liệu GA lớp 3 tuần 3 (Trang 37 - 42)

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

2) Bài cũ: Quạt cho bà ngủ (4’)

- GV gọi 3 học sinh Học thuộc lòng bài :

“Quạt cho bà ngủ”.

- Giáo viên kết hợp hỏi học sinh :

+ Qua bài thơ em thấy tình cảm của cháu với bà như thế nào ?

- Giáo viên nhận xét, cho điểm.

- Nhận xét bài cũ.

3) Bài mới :

Giới thiệu bài : ( 2’ )

- Giáo viên : bài thơ “Quạt cho bà ngủ”ø nói lên những tình cảm ấm cúng của những người thân trong gia đình. Trong

- Hát

- Cá nhân

mái ấm đó, bên cạnh tình yêu thương của người thân, các em còn có tình cảm ấm áp của những người bạn trong nhà mà hôm nay cô sẽ dạy các em qua bài : “Chú

sẻ và bông hoa bằng lăng”.

- Ghi bảng.

Hoạt động 1 : luyện đọc ( 15’ )

GV đọc mẫu bài thơ

- Giáo viên đọc bài với giọng vui, thong thả, nhẹ nhàng.

- Giáo viên treo tranh cho học sinh quan sát, và nói : tranh vẽ bé Thơ bị ốm đang

nằm trên giường, bé nhìn qua cửa sổ. Phía ngoài, một chú Sẻ non đang đậu rên cành bằng lăng làm cành hoa trút xuống.

+ Bạn nào có thể mô tả về cây bằng lăng ?

- Giáo viên cho học sinh xem ảnh chụp cây hoa bằng lăng và nói : hoa của cây bằng lăng màu tím hồng rất đẹp.

- Giáo viên ghi bảng cột từ ngữ từ : bằng lăng.

Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng câu, bài có 16 câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài, riêng 2 câu nói của bé Thơ cuối bài sẽ do 1 bạn đọc.

- Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng các từ ngữ khó.

- Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn. Bài chia làm 4 đoạn :

Đoạn 1 : từ đầu đến để đợi bé Thơ

Đoạn 2 : từ sáng hôm ấy … đã qua.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh quan sát

- Cây bằng lăng là cây thân gỗ, hoa màu tím hồng

- Học sinh đọc tiếp nối 1– 2 lượt bài.

- 4 học sinh đọc tiếp nối

- Cá nhân

Thực hành

Đoạn 3 : Sẻ non … cửa sổ

Đoạn 4 : còn lại

- Khi học sinh đọc xong đoạn 1, Giáo viên đưa ra câu : “ Mùa hoa này, / bằng

lăng nở hoa mà không vui / vì bé Thơ, / bạn của cây, / phải nằm viện”

- Giáo viên ghi câu trên vào cột luyện đọc và nói : ở trong câu văn này, có 1 chỗ không có dấu phẩy nhưng nếu mình đọc liền không nghỉ hơi thì người nghe sẽ không hiểu rõ ý của câu văn. Các em ngắt hơi chỗ không vui.

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại đoạn 1 và đọc tiếp đoạn 2

- Giáo viên gọi học sinh đọc tiếp đoạn 3 và hỏi:

+ Chúc là như thế nào ?

- Giáo viên ghi bảng cột từ ngữ : chúc

- Giáo viên chỉ tranh và nói : đây là cây bằng lăng đang chúc xuống lọt vào khung cửa sổ

- Giáo viên gọi học sinh đọc tiếp đoạn 4

- Giáo viên gọi tiếp 4 học sinh đọc từng đoạn

- Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm đôi

- Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 đoạn

- Cho học sinh đọc bài.

Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 10’ )

- Giáo viên hỏi :

+ Truyện có những nhân vật nào?

- Giáo viên ghi bảng cột từ ngữ : Bé Thơ, cây bằng lăng, chú Sẻ non

- Cho học sinh nhắc lại câu trả lời.

- Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :

+ Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai ?

- Giáo viên cho học sinh nhắc lại

+ Vì sao bằng lăng phải để dành

- Cá nhân - Cá nhân - Học sinh đọc phần chú giải. - Cá nhân - 4 học sinh đọc - 2 học sinh đọc

- Mỗi tổ đọc tiếp nối

- Đồng thanh.

- Bé Thơ, cây bằng lăng, chú Sẻ non.

- Cá nhân

- Học sinh đọc thầm.

- Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho bé Thơ.

- Cá nhân

- Bằng lăng phải để dành bông hoa cuối cùng cho bé Thơ vì bé Thơ là bạn của bằng lăng nhưng lại bị ốm, phải nằm viện và chưa được ngắm hoa. Bằng lăng muốn giữ lại một bông hoa để đợi bé Thơ về ngắm hoa.

Thảo luận nhóm, vấn đáp

bông hoa cuối cùng cho bé Thơ ?

- Giáo viên : bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ, khi bé Thơ ra viện, bông hoa đã nở nhưng bé Thơ lại nghĩ là mùa hoa đã qua.

- Giáo viên cho học sinh nhắc lại

- Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :

+ Vì sao bé Thơ nghĩ là mùa hoa đã qua?

- Giáo viên : biết bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé Thơ không nhìn thấy, Sẻ non đã giúp hai bạn của mình như thế nào, các em hãy đọc thầm đoạn 3 và 4.

+ Ai đã giúp bé Thơ nhìn thấy bông hoa bằng lăng ?

+ Sẻ non đã làm như thế nào để giúp 2 bạn của mình ?

- Giáo viên : Sẻ non bé lắm, mới chỉ tập bay, thế mà dám đậu xuống cành băng lăng sắp nở để bông hoa chúc xuống bên cửa sổ. Vậy là bé Thơ đã nhìn thấy bông hoa.

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại đoạn 3, 4

- Khi học sinh đọc xong đoạn 3, Giáo viên đưa ra câu : “ Nó nhìn kĩ cành hoa /

rồi đáp xuống”

- Giáo viên ghi câu trên vào cột luyện đọc và nói : ở trong câu văn này, có 1 chỗ không có dấu phẩy nhưng nếu mình đọc liền không ngắt hơi thì người nghe sẽ không hiểu rõ ý của câu văn. Các em ngắt hơi chỗ cành hoa.

- Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi :

+ Mỗi người bạn của bé Thơ có

- Cá nhân

- Học sinh đọc thầm.

- Bé Thơ nghĩ là mùa hoa đã qua vì bông hoa cuối cùng nở cao hơn cửa sổ nên bé Thơ không nhìn thấy.

- Học sinh đọc thầm.

- Sẻ non đã giúp bé Thơ nhìn thấy bông hoa bằng lăng

- Học sinh phát biểu theo suy nghĩ.

- Cá nhân

- Học sinh đọc thầm, thảo luận và phát biểu theo suy nghĩ.

• Sẻ non rất quan tâm đến bé Thơ và cây bằng lăng rất quý tình bạn của Sẻ non và bé Thơ.

• Sẻ non rất can đảm vì Sẻ non mới chỉ tập bay mà đậu trên một cành bằng lăng mảnh mai.

• Sẻ non tuy còn bé nhưng luôn luôn giúp đỡ người khác còn cây bằng lăng luôn luôn

điều gì tốt ?

- Giáo viên chốt ý : bé Thơ có hai người bạn tốt, có tấm lòng thật đáng quý. Cả bé Thơ cũng là người bạn tuyệt vời vì bé Thơ biết yêu hoa, không phụ lòng tốt của cây bằng lăng và Sẻ non.

Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 7’ )

- Giáo viên gọi học sinh nối tiếp nhau đọc toàn bài.

- Giáo viên gọi học sinh thi đọc diễn cảm đoạn văn mà em thích và cho học sinh nêu được vì sao em thích đoạn văn đó.

- Giáo viên gọi học sinh thi đọc diễn cảm cả bài

- Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc hay nhất.

- Giáo viên hỏi :

+ Qua câu chuyện “Chú sẻ và

bông hoa bằng lăng” em có nhận xét gì ?

nghĩ đến người khác.

• Cây bằng lăng muốn dành món quà cho bé Thơ là bông hoa cuối cùng còn Sẻ non muốn chuyển món quà đó cho bé Thơ. - Cá nhân - Lớp nhận xét. - Học sinh thi đọc - Cá nhân - Lớp nhận xét

- Qua câu chuyện “Chú sẻ và

bông hoa bằng lăng” em thấy

được tình cảm thân thiết, đẹp đẽ của bằng lăng và Sẻ non đối với bé Thơ, 3 người bạn rất thương nhau, vì tình bạn có thể làm tất cả. Thực hành thi đua. 4) Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) - GV nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài : Người mẹ!

Toán

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức : giúp học sinh :

- Củng cố biểu tượng về thời gian ( chủ yếu là về thời điểm ).

- Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong thực tế đời sống hằng ngày.

2. Kĩ năng : Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12.

3. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo

II/ Chuẩn bị :

1. GV : mặt đồng hồ bằng bìa ( có kim ngắn, kim dài, có ghi số, có vạch chia

giờ, chia phút )

- Đồng hồ để bàn ( loại có 2 kim ngắn và 1 kim dài )

- Đồng hồ điện tử

- Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập. 2. HS : vở bài tập Toán 3, mô hình đồng hồ

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phương

Pháp 1. Khởi động : ( 1’ )

Một phần của tài liệu GA lớp 3 tuần 3 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w