Cuối cùng thì một nhà kinh doanh độc lập phải định giá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Đối với nhiều người, đây là một lĩnh vực vẫn chưa được khám phá. Tuy nhiên, việc này cũng không gây ra quá nhiều phiền phức. Bạn chỉ cần ý thức được một số điều kiện có liên quan:
• Cơ chế thị trường cho phép bạn được ấn định giá bán cao cho sản phẩm hay dịch vụ của mình nếu cung không đủ cầu.
• Ngược lại, nếu cầu nhiều hơn cung thì bắt buộc bạn phải hạ giá bán
Nhu cầu của nhóm mục tiêu
Các điều kiện có liên quan đến nhóm mục tiêu của bạn cũng sẽ ảnh hưởng đến việc xác định giá:
• Yêu cầu của khách hàng là gì? Động cơ mua? Vốn có thể mở rộng
• Mùa, xu hướng, thời trang
• Mong đợi của khách hàng về giá – giá theo tâm lý, hình ảnh công ty, giá và chất lượng, v.v…
Hãy đặt mình vào địa vị của khách hàng rồi sau đó ấn định giá. Trong khoảng thời gian mùa thấp điểm mua sắm sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể lphải trở nên nhu cầu thiết yếu hay là một thứ gì đó xa xỉ.
Cấu trúc thị trường
Phụ thuộc vào sức cạnh tranh của bạn trên thị trường mà bạn phải bỏ công nghiên cứu những điểm sau:
• Mức giá chung của sản phẩm/dịch vụ
• Các đối thủ cạnh tranh có đang thực hiện chiến lược về giá không?
• Cần phải áp dụng các yếu tốđo lường khả năng cạnh tranh nào khác?
Sản phẩm thay thế
Nếu như giá cả là thước đo quan trọng nhất, bạn cũng vẫn phải xem xét xem liệu các sản phẩm/dịch vụ khác có khả năng thay thế cho sản phẩm/dịch vụ của bạn hay không.
Nếu như bạn bán loại chả giò mang đi còn hàng xóm của bạn bán bánh ham-bơ- gơ thì sản phẩm của bạn và hàng xóm có khả năng thay thế nhau. Các khách hàng đói bụng đều sẽ thỏa mãn với cả hai sản phẩm.
Khả năng thay thếđối với sản phẩm càng cao thì khách hàng càng có lợi từ việc mua được sản phẩm/dịch vụ rẻ nhất.