Nhóm giải pháp về thị trờng và kinh doanh:

Một phần của tài liệu Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê và đẩy mạnh xuất khẩu của Tổng công ty cà phê Việt Nam. (Trang 61 - 63)

II) Những giải pháp cơ bản:

6. Nhóm giải pháp về thị trờng và kinh doanh:

- Nhà nớc cần tạo điều kiện xúc tiến việc tổ chức sàn giao dịch cà phê (ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đăklăk) làm nơi tập trung mọi giao dịch mua bán cà phê Việt Nam. Thành lập cơ sở giao dịch cà phê Việt Nam nh các nớc sản xuất cà phê lớn trên thế giới.

- Giữ vững khách hàng truyền thống và tìm kiếm các thị trờng mới, khách hàng mới để tăng hiệu quả xuất khẩu. Phải quan tâm tổ chức các hội nghị khách hàng.

- Tập trung khai thác thị trờng EU, Đông Âu và thị trờng Trung Quốc, chú trọng đa sản phẩm cà phê chế biến sâu nh cà phê tan, cà phê sữa, rang xay sang thị trờng Trung Quốc. Đây là thị trờng có nhiều tiềm năng và thị hiếu phù hợp với cà phê chế biến sâu của Việt Nam .

- Tìm hiểu thị trờng kỳ hạn London (LIFFE) để nghiên cứu tham gia nhằm chống rủi ro trong kinh doanh thị trờng kỳ hạn.

- Cần có u đãi riêng với những bạn hàng lớn và ổn định, tăng cờng quan hệ với các công ty thành đạt có uy tín quốc tế. Xúc tiến Thơng mại, mở các trung tâm giới thiệu sản phẩm hàng hóa ở một số nớc khu vực ở EU, Mỹ, Trung Quốc và Đông Âu. Từng bớc xây dựng các kho ngoại quan để bán hàng, tạo ra kênh phân phối hàng hóa có hiệu quả; bỏ qua các kênh phân phối trung gian để thâm nhập dần việc bán hàng cho các chủ rang xay cà phê lớn quốc tế; chuyển dần xuất khẩu qua môi giới, thời gian hiện nay là chủ yếu sang xuất khẩu trực tiếp.

- Đối với các nhà xuất khẩu cần tổ chức lại trên từng khu vực, thành lập các câu lạc bộ xuất khẩu cà phê để phối hợp nhau trong việc chào bán hàng, tránh tình trạng tranh mua, tranh bán nhằm tăng cờng cạnh tranh cà phê Việt Nam với cà phê các nớc.

- Trong điều kiện hiện nay chúng ta cần tạo ra cà phê có chất lợng, khối l- ợng lớn, có cơ cấu cà phê chè thích hợp với giá thành hạ. Đẩy mạnh tiếp cận thị trờng, tham gia các tổ chức, hiệp hội cà phê quốc tế, khu vực. Đầu t đúng mức cho thông tin quảng cáo, tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế. Xúc tiến xây dựng các văn phòng và đại lý bán hàng ở nớc ngoài.

- Chú ý xây dựng thơng hiệu cà phê Việt Nam, đa dạng sản phẩm, chủng loại, đây là vấn đề hết sức quan trọng của sản phẩm hàng hóa khi tham gia thị trờng quốc tế. Vấn đề này chúng ta còn nhiều hạn chế. Vì vậy nhiều khách hàng trung gian mua cà phê nhân sống Việt Nam sau đó thay nhãn mác, xuất xứ để bán với giá cao hơn.

- Trong kinh doanh : khi mua hàng phải tìm hiểu kỹ đối tác, thực hiện hàng đợc kiểm tra chất lợng, nhập kho thanh toán tiền. Trong trờng hợp phải ứng vốn khi mua, cần xem xét tỷ lệ ứng vốn thích hợp (không nên ứng 100%) và có biện pháp giảm rủi ro, thu hồi vốn. Thực tế trong thời gian qua do giá cà phê lên xuống thất thờng và có xu hớng giảm nên nhiều doanh nghiệp thu mua cà phê bị “xù nợ”, không giao hàng đúng hợp đồng, không có hàng giao trong khi hợp đồng xuất khẩu đã đến thời hạn giao hàng làm mất uy tín, bị phạt hợp đồng.

- Xuất khẩu: Thận trọng khi ký các hợp đồng giá tụt lùi với số lợng lớn, thời hạn giao hàng dài và có điều khoản stop – loss. Tích cực đàm phán ký

bán hàng thu giá outright, giao ngay, tránh rủi ro khi giá xuống. Tích cực thực hiện mua ngay, bán ngay.

- Phải chú ý công tác tiếp thị, nghiên cứu kỹ tình hình từng thị trờng khu vực, thị hiếu, sở thích phong tục tập quán yêu cầu tiêu dùng của khách hàng … để đáp ứng nhu cầu hàng hóa. Cập nhật thông tin, hệ thống hóa thông tin, “tình báo kinh tế” trong thơng mại, dự báo thị trờng để bảo đảm việc bán hàng có hiệu quả, lợi nhuận cạnh tranh cao.

- Huy động sức mạnh khả năng của các sứ quan, cơ quan thơng vụ của Việt Nam; các tổ chức Việt kiều, cộng đồng ngời Việt ở nớc ngoài trong việc tìm hiểu tình hình, cung cấp thông tin có liên quan đến các hoạt động thơng mại phục vụ cho việc tiếp thị, bán hàng ở nớc ngoài.

- Thực hiện tốt quyết định số 80 năm 2002/QD-TTG ngày 24/6/2002 của Thủ tớng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng kinh tế và thông t số 77/2002/TT/BNN của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hớng dẫn về mẫu hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa, nhằm tiêu thụ cà phê cho nông dân và ổn định đầu vào để chủ động trong xuất khẩu.

- Thị trờng nội địa cũng là một tiềm năng lớn cho tiêu thụ cà phê tinh chế (cà phê tan, sữa cà phê, cà phê bột, rang xay…). Vì vậy cần xúc tiến khai thác tiềm năng này thông qua các hình thức quảng bá, tổ chức, tuần lễ văn hóa cà phê v..v… cung ứng cho các nhà hàng, khách sạn, các khu công nghiệp, đô thị… chiếm lĩnh thị trờng nội địa, hạn chế cà phê ngoại nhập.

Tóm lại, giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và thị trờng của ngành cà phê Việt Nam và Tổng công ty Cà phê Việt Nam là nhiệm vụ mang tính chiến lợc, chẳng những nó bảo đảm sự phát triển cân đối giữa các ngành các vùng kinh tế đất nớc, thực hiện có hiệu quả trong kinh doanh xuất khẩu mà góp phần đa Việt Nam hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực.

Một phần của tài liệu Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê và đẩy mạnh xuất khẩu của Tổng công ty cà phê Việt Nam. (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w