Giải pháp về quy trình, phương pháp thẩm định, xét duyệt cho vay và quản lý chất lượng tín

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Thái Hà (Trang 76 - 78)

chất lượng tín dụng:

Nhằm đẩy nhanh tôc độ phê duyệt hồ sơ, giảm tải bớt công việc cho ban tín dụng, ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà cần xem xét tăng thẩm quyền phán quyết cho các chuyên viên phê duyệt tín dụng đối với các hồ sơ thuộc thẩm quyền, giảm bớt tiêu chuẩn cấp tín dụng mà vẫn đảm bảo tuân thủ theo chính sách cho vay. Hiện tại thẩm quyền phê duyệt tín dụng đối với các trưởng phòng giao dịch, giám đốc chi nhánh hiện còn khá thấp (500 triệu đồng đối với KHCN và 1 tỷ đồng đối với KHDN), điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay nói chung và cho vay đối với KHCN nói riêng. Tại các ngân hàng có quy mô lớn như Vietin Bank, BIDV…thẩm quyền phán quyết của trưởng phòng giao dịch là từ 5 -10 tỷ đồng,của giám đốc chi nhánh là 30 tỷ đồng. Chi nhánh có thể xem xét ở mức phán quyết 5-10 tỷ đồng là phù hợp với quy mô của mình.Nếu có thể xem xét tăng thẩm quền phán quyết sẽ giúp nâng cao được quy mô các khoản vay, thời gian phê duyệt, xử lý hồ sơ nhanh chóng. Điều này vừa tạo điều kiện cho khách hàng vừa có lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

3.2.4.2. Tăng cường quản lý chất lượng tín dụng:

Hạn chế nợ quá hạn: nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của hoạt động cho vay, gây nhiều tác hại đối với ngân hàng như: ứ đọng vốn, giảm hiệu quả tín dụng, mất khả năng thanh toán, nghiêm trọng hơn có thể làm ngân hàng phá sản. Vì vậy cần giảm thiểu nợ quá hạn đến mức thấp nhất có thể. Ngay từ đầu có thể ngăn chặn nợ phát sinh bằng một số biện pháp như: phân loại khách hàng, tiến hành các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thật khách quan, trung thực, phân định rõ trách nhiệm của từng nhân viên trong quá trình cho vay.

Khi nợ quá hạn phát sinh cần phải tìm mọi biện pháp thu hồi, tiến hành phân loại nợ quá hạn và phân tích nguyên nhân xảy ra nợ quá hạn, thời gian gia hạn nợ để đưa ra biện pháp tốt nhất thu hồi nợ. Ngoài ra cần theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ ngay khi có thể, tránh để chậm trễ quá lâu sẽ càng khó thu hồi.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có tính chất đặc thù, ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp thua lỗ, hoặc khi khách hàng mất khả năng trả nợ dẫn đến ngân hàng không thu hồi được vốn. Vì vậy hoạt động của ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro nên cần tổ chức tốt việc dự báo rủi ro và có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

- Xây dựng mô hình quản lý rủi ro của chi nhánh Thái Hà trong đó xác định rõ chức năng nhiệm vụ cũng như mối quan hệ điều hành giữa các cơ quan, phòng ban trong và ngoài hệ thống. Xây dựng hệ thống các quy trình phòng ngừa và xử lý rủi ro, chú trọng tới các giải pháp dự báo và hành động phòng ngừa kịp thời. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro có thể áp dụng như: chuyển giao rủi ro, phân tán rủi ro, thiết lập các quỹ dự phòng.

- Tăng cường và nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng, xây dựng và thực hiên tốt chương trình kế hoạch kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất. Công tác kiểm tra cần chú trọng đến các vấn đề chính như: thực thi chính sách tín dụng, thực hiện quy trình cho vay, biện pháp thu nợ và xử lý nợ xấu…nhằm phát hiện các sai sót tồn tại và có biện pháp xử lý thích hợp, giúp nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Thái Hà (Trang 76 - 78)