13 năm liền (1998 – 2008) được Bộ xây dựng – Công đoàn ngành xây
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước
Nhu cầu về xây dựng đang tăng cao ở nước ta kéo theo nhu cầu thi công những công trình nội thất tăng cao để phục vụ cho những công trình xây dựng đó. Đặc điểm này không chỉ thể hiện ở những công trình xây dựng có quy mô lớn, mang tầm cỡ quốc giầm nó còn thể hiện ở những công trình dân dụng. Đặc biệt hiện nay nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân đang tăng cao, số lượng những ngôi nhà trung cư ngày càng nhiều. Sự tăng lên đó tỷ lệ thuận với sự tăng nhu cầu về không gian nội thất. Nền kinh tế nước ta ngày một phát triển, đời sống người dân ngày một nâng cao nên phát sinh nhu cầu về thinh thần ( những cong trình nội thất là một trong những nhu cầu tinh thần của con người).
Nhà nước có vai trò quản lý, điều hành vĩ mô nền kinh tế đất nước. Mọi sự thay đổi của các chính sách từ Chính phủ đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động SXKD của các công ty. Vì vậy, Nhà nước cần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy công ty phát triển như :
+ Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch : Nhà nước cần đổi mới nội
dung, phương pháp quy hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác dự báo, cung cấp thông tin phục vụ công tác quy hoạch. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhất là đối với việc công khai thực hiện các dự án, đồng thời nâng cao tính pháp lý, gắn trách nhiệm của tổ chức tư vấn xây dựng và quy hoạch. Bên cạnh đó, thực trạng cho thấy quá trình để đưa một dự án từ quy hoạch sang thực hiện vẫn còn mất rất nhiều thời gian, thủ tục giấy tờ còn cồng kềnh, làm ảnh hưởng đến cơ hội của các nhà đầu tư. Bởi vậy, Chính phủ nên có biện pháp nhằm tối thiểu hóa các thủ tục đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.
+ Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế quản lý giá xây dựng cơ bản, chống thất thoát, lãng phí, nợ đọng vốn trong đầu tư :
Trước tình hình lạm phát diễn biến phức tạp, giá cả nguyên vật liệu cũng có sự biến động mạnh, đồng nghĩa với việc công ty khó có thể lập dự toán chi phí, đưa ra định mức phù hợp với thực tế. Mặc dù Chính phủ đã có quyết định hướng dẫn các đơn vị thầu được phép điều chỉnh giá, nhưng giá thị trường ghi trên hóa đơn tại thời điểm mua nguyên vật liệu có thể chênh lệch nhiều với giá thị trường tại ngày thanh toán công trình, điều đó gây nhiều tranh cãi. Vì vậy, Chính phủ cần có hướng dẫn cụ thể hơn, tạo điều kiện cho các công ty xây dựng hoàn thành bàn giao công trình. Bên cạnh đó, cũng cần đẩy nhanh tiến độ thanh quyết toán, rà soát lại tình hình nợ đọng trong thanh toán, từ đó có biện pháp tích cực, cương quyết giúp các công ty có khả năng thu hồi được vốn, góp phần làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của các công ty. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống thanh tra Nhà nước, thanh tra ngành, địa phương nhằm tăng cường thanh tra đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng đất đai, chống lãng phí, thất thoát vốn, xử lý nghiêm minh các tập thể, cá nhân có sai phạm.
Tăng cường biện pháp hạn chế ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất, tỷ giá biến động trên thị trường
Trước tình hình lạm phát biến động phức tạp trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, kéo theo lãi suất vay vốn cũng biến động mạnh đã đẩy nhanh giá cả các mặt hàng như gas, xăng dầu, sắt thép tăng cao làm chi phí các công trình đang thi công bỗng bị đẩy lên cao hơn nhiều so với định mức. Bởi vậy, nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của các nhân tố này, công ty cần ký hợp đồng giữ giá đối với các nhà cung cấp, trong hợp đồng cần ghi rõ việc tính đến yếu tố tăng giá, trượt giá trên thị trường trong thời gian thi công. Công ty cũng nên hạn chế vay vốn từ ngân hàng mà nên huy động từ các khoản phải trả nội bộ, các hình thức góp vốn liên doanh… Đồng thời, công ty cũng nên tìm kiếm nguyên vật liệu thay thế đảm bảo chất lượng, cân nhắc kỹ việc nhập khẩu vật liệu khi tỷ giá có xu hướng tăng lên. Nhưng cũng phải nhìn nhận một cách chính xác sự phát triển của công ty là chưa có chất lượng. Điều này,
được thể hiện ở chỗ, những biến động về lợi nhuận của công ty là theo sự biến động của doanh thu, doanh thu có tăng thì mới có lợi nhuận và ngược lại.