c. Tuyển nổi với việc dùng các chất tạo bọt (tuyển nổi hoá học):
4.3.2. QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ
Sơ đồ hệ thống xử lý nước rỉ rác trình bày theo sơ đồ công nghệ sau : Cho 01 dây
chuyền 400 ÷ 1.000 m3/ ngày – đêm
nước bơm hồi lưu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Ph a lo ãn g 10 Xả thải
Hình 6. Sơ đồ công nghệ.
1. Hồ tiếp nhận nước rỉ rác 2. Các hồ kỵ khí tĩnh có kiểm soát
(SCAL-Stalic Controlled Anoxic Lake) 3. Hồ xử lý hóa học cấp II 4. Hồ lắng I 5. Hồ Aeroten 6. Hồ lắng II 7. Hồ rong tảo 8. Hồ sinh học thả cỏ cấp I 9. Hồ sinh học thả cỏ cấp II 10.Khử trùng và xả nước sau xử lý
Mô tả cấu tạo và hoạt động của hệ thống xử lý nước thải Công đoạn 1: Hóa chất cấp I
Nước thải bơm từ hệ thống thu gom nước rỉ rác về hồ chứa và điều hòa số 1. Nước từ hồ điều hòa được bơm vào 3 bồn nhựa nối tiếp nhau (có gắn đồng hồ
lưu lượng), các bồn này được châm hóa chất với liều lượng 2 m3/100 m3 nước rỉ
rác và sục khí liên tục, đảm bảo nước rỉ rác trước khi vào SCAL có COD ≤ 5000
mg O2/l; BOD < 2500 mg O2 / l.
Hình 7. Đầu vào và bể pha trộn hóa chất số 1
Công đoạn 2 : Hồ SCAL
Các hồ SCAL, được chia làm hai dãy hồ chẳn và lẽ (I&III và II).
Dãy lẽ (I & III) có 11 hồ nối tiếp, tổng thể tích khoảng 22,000 m3. ký hiệu:H2,H4 . . .H18
Dãy chẳn (II) có 12 hồ nối tiếp, tổng thể tích khoảng 32,000 m3, ký hiệu:
H1,H3 . . . H19
Một số hồ phủ kín và một số hồ để trống xen kẻ với nhau. Chế độ hoạt động của hệ vi sinh tùy tiện với điều kiện ức chế hệ vi sinh sulfurbacterium và tạo điều kiện phát triển hệ vi sinh ferrobacterium. Trong hồ có sự hoạt động đồng thời các loại vi sinh: Vi sinh kỵ khí, vi sinh hiếu khí. Hệ vi sinh hoạt động trên các giá thể là hệ huyền phù của dung dịch nước rác. Chế độ hoạt động bán liên tục (hai dãy hoạt động xen kẽ), thời gian lưu khoảng 65 ngày.
Chỉ số COD, BOD và nitơ tổng sau xử lý : COD # 800 - 900 mg O2 / l; BOD # 200
Công đoạn 3: Hóa chất Cấp II
Nước được đưa vào bồn trộn hóa chất. Bồn hóa chất làm bằng thép cao 2m, dài 8m, bên trong có giàn sục khí liên tục, trên có phủ lưới ngăn bọt. Hóa chất
châm với tỷ lệ 3/100 (3 m3 hóa chất/100m3 nước rác)
Hình 8. Bể pha trộn hóa chất số 2
Công đoạn 4 : Lắng cấp I
Hồ lắng cấp I gồm 4 hồ lắng (H23→H22→ H20→H21), tổng thể tích khoảng
6,000 m3, thời gian lưu khoảng 7 ngày. Công đoạn này làm cho nước thải ổn định
pH và lắng một phần.
Công đoạn 5 : Aeroten
Hồ sục khí hồi lưu bùn hoạt (hồ Aeroten) gồm 2 hồ :X11&X21 (bùn hoạt
tính được lấy từ dãy hồ P) . Bổ sung định kỳ vi sinh hiếu khí nếu kiểm tra thấy thiếu vi sinh (mẫu gởi về trung tâm phân tích). Hồ hoạt động theo chế độ xục khí nông, liên tục, giàn sục làm bằng thép và cách mặt nước 0.5m .
Chỉ số COD , BOD và nitơ tổng sau xử lý: COD # 600 – 700 mgO2/l; BOD # 100 -
130 mgO2/l; nitơ tổng # 660 -700 mg/l.
Tổng thể tích: 1,000 m3, thời gian lưu là 24 giờ.
Công đoạn 6 : Lắng cấp II
Các hồ lắng cấp II gồm 2 dãy chảy song song, mỗi dãy có 4 hồ nối tiếp nhau :
X12→ X15 ; X22→ X25 .
Chỉ số COD, BOD và nitơ tổng sau xử lý : COD # 550 –650 mg O2/l; BOD # 80 –
120 mgO2/ l; nitơ tổng # 600 - 650 mg/l.
Công đoạn 7 : Hồ rong tảo
Các hồ rong tảo, gồm 2 dãy, mỗi dãy 5 hồ nối tiếp nhau (K11→K15,
K21→K25). Tổng thểå tích vào khoảng 5,500 m3 thời gian lưu nước ở các hồ này từ
6 đến 7 ngày .
Chỉ số COD , BOD và nitơ tổng sau xử lý: COD # 200 - 250 mg O2 l; BOD # 50 –
80 mgO2/l, nitơ tổng # 450 – 480 mg/l.
Công đoạn 8: Cỏ cấp I
Các hồ sinh học thả cỏ cấp I gồm 15 hồ nối tiếp nhau (D31→D55). Cỏ được
thả ở các hồ này là cỏ địa phương (cỏ ngát, cỏ rể tre…) nên có sức sống rất tốt. Nitơ tổng trước pha loãng còn khoảng 220-240 mg/l.
Hình 9. Hồ cỏ cấp I Công đoạn 9: Cỏ cấp II
Các hồ sinh học thả cỏ cấp II gồm 9 hồ nối tiếp nhau (D61→D74).
Pha loãng bằng nước kênh Đông hoặc kênh Thầy Cai. Tỷ lệ pha loãng 30
– 35%. Điểm pha tại hồ D61 .
Nước sau khi qua khỏi công đoạn này có COD < 100 mg O2/ l, BOD < 40
mg O2/l, nitơ tổng < 35 mg/l.
Việc pha loãng nước tại đầu dãy cỏ cấp II nhằm giảm lượng muối trong nước xử lý giúp cho cỏ phát triển tốt hơn. Ngoài ra, nước ở dãy cỏ này còn được bơm lên đầu hồ SCAL. Việc pha loãng bằng nước kênh không nhằm mục đích xả thải đạt tiêu chuẩn mà cân bằng môi trường nước xử lý. Nước pha loãng được kiểm soát bằng 2 đồng hồ lưu lượng kế, 1 cái đặt tại đầu nguồn bơm nước, 1 cái đặt tại nơi bơm vào D61.
Hình 10. Hồ cỏ cấp II Công đoạn 10: Khử trùng và xả thải
Sát trùng bằng nước Javen trước khi đổ ra kênh 15 • Ý KIẾN - THẢO LUẬN:
+ Công xuất thiết kế của hệ thống xử lý: 400 ÷ 1000 m3/ng.đ ; có thể nhận nước
vào hệ thống 2,000 ÷ 3,000 m3/ng.đ trong trường hợp cấp thiết.
+ Hệ thống xử lý dựa trên công nghệ HÓA SINH và hoạt động liên tục.
+ Sơ đồ công nghệ được trình bày đầy đủ theo các hạng mục công trình của hệ thống xử lý nước rỉ rác.
+ Các đơn vị kiểm tra và giám sát:
1. Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới & Bảo Vệ Môi Trường: lấy mẫu đột suất 1 lần/tuần; 1lần/ tháng
2. Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư – Xây Dựng Công Trình (Sở TN&MT): Giám sát hàng ngày, lấy mẫu đột suất 1 lần/tháng.
3. Công ty Môi Trường Đô Thị TP.Hồ Chí Minh: Giám sát hàng ngày, lấy mẫu đột suất 1 lần/tháng.
4. Phòng Tài Nguyên & Môi Trường huyện Củ Chi: Kiểm tra đột suất và lấy mẫu 1 lần/3 tháng.
5. Chi Cục Bảo Vệ Thuỷ Lợi huyện Củ Chi: Kiểm tra đột suất và lấy mẫu bất kỳ trong ngày.
+ Các đơn vị kiểm tra mẫu:
1. Viện kỹ thuật nhiệt đới & bảo vệ môi trường. 2. Viện môi trường & Tài nguyên.
3. Trung tâm đào tạo và phát triển sắc ký. 4. Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm.
+ Căn cứ các phiếu kiểm nghiệm nước xả thải, biên bản lấy mẫu nghiệm thu từ 28 tháng 2 nằm 2007 đến ngày 7 tháng 11 năm 2007 và sinh vật thủy sinh (cá, chim…) trong các đầm cỏ có thể khẳng định: hệ thống xử lý nước rỉ rác tại bãi chôn lấp Tam Tân – Củ Chi đạt tiêu chuẩn xả thải theo TCVN 5945-1995 cũng như TCVN 5945 - 2005