PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚCRỈ RÁC TẠI TAM TÂN – CỦ CH

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp vi sinh kết hợp hóa học (Trang 26 - 29)

TAM TÂN – CỦ CHI

4.1 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

4.2 MỘT SỐ SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC ĐIỂN HÌNH RÁC ĐIỂN HÌNH

4.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC TẠI TAM TÂN – CỦ CHI TÂN – CỦ CHI

4.1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

Hiện nay trên thế giới rác được xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau, thế nhưng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh vẫn là một phương pháp kinh tế nhất để xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Thực tế, khoảng 95% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới hiện nay được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh (sanitary landfill). Bãi rác vệ sinh là một công trình không thể thiếu được trong hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn đô thị, bởi vì các phương pháp xử lý khác như làm phân ủ, đốt luôn luôn có một phần chất thải còn lại (vật liệu trơ khó phân hủy sinh học trong quá trình làm phân ủ, tro và xỉ từ quá trình đốt rác) cần phải đổ bỏ vào bãi chôn rác.

Một trong những vấn đề môi trường được quan tâm đặc biệt ở các bãi rác là việc kiểm soát nước rò rỉ. Nước rỉ rác có nồng độ các chất bẩn rất cao, do đó, nếu không quản lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường nước và đất xung quanh.

4.1.1. Phương pháp cơ học (phương pháp vật lý)

Quá trình xử lý cơ học thường được áp dụng ở giai đoạn đầu của quá trình xử lý nước rỉ hay còn gọi là quá trình xử lý sơ bộ hay là quá trình tiền xử lý, quá trình này dùng để loại bỏ các tạp chất không tan có trong nước bao gồm các tạp chất vô cơ và hữu cơ có trong nước. Nó là một bước đệm nhằm đảm bảo tính an toàn cho các công trình và thiết bị của các quá trình xử lý tiếp theo của hệ thống xử lý nước rỉ.

4.1.2. Phương pháp hóa lý.

Cơ sở của phương pháp hóa lý là các phản ứng hóa học diễn ra giữa chất ô nhiễm và các hóa chất thêm vào. Các phương pháp hóa lý thường được sử dụng là ôxy hóa và trung hoà. Đi đôi với các phương pháp này còn kèm theo các quá trình kết tủa và nhiều hiện tượng khác.

thể dùng quá trình lắng ra khỏi nước rỉ. Các công trình tiêu biểu của việc áp dụng phương pháp hóa học bao gồm:

Bể keo tụ, tạo bông.

Quá trình keo tụ tạo bông được ứng dụng để loại bỏ các chất rắn lơ lững và

các hạt keo có kích thước rất nhỏ (10-7-10-8 cm). Các chất này tồn tại ở dạng

khuếch tán và không thể loại bỏ bằng quá trình lắng vì tốn rất nhiều thời gian. Để tăng hiệu quả lắng, giảm bớt thời gian lắng của chúng thì ta thêm vào nước thải một số hóa chất như phèn nhôm, phèn sắt, polymer,… Các chất này có tác dụng kết dính các chất khuếch tán trong dung dịch thành các hạt có kích cỡ và tỷ trọng lớn hơn nên sẽ lắng nhanh hơn.

Các chất keo tụ dùng là phèn nhôm: Al2(SO4)3.18H2O, NaAlO2, Al2(OH)3Cl, KAl(SO4)2.12H2O, NH4Al(SO4)2.12H2O; phèn sắt: Fe2(SO4)3.2H2O, FeSO4.7H2O,

FeCl3 hay chất keo tụ không phân ly, dạng cao phân tử có nguồn gốc thiên nhiên

hay tổng hợp.

Trong khi tiến hành quá trình keo tụ, tạo bông cần chú ý:

• pH của nước rỉ.

• Bản chất của hệ keo.

• Sự có mặt của các ion trong nước.

• Thành phần của các chất hữu cơ trong nước.

• Nhiệt độ.

Các phương pháp keo tụ có thể là keo tụ bằng chất điện ly, keo tụ bằng hệ keo ngược dấu. Trong quá trình xử lý nướcrỉ rác bằng chất keo tụ, sau khi kết thúc giai đoạn thủy phân các chất keo tụ (phèn nhôm, phèn sắt, phèn kép), giai đoạn tiếp theo là giai đoạn hình thành bông cặn. Để cho quá trình tạo bông cặn diễn ra thuận lợi người ta xây dựng các bể phản ứng đáp ứng các chế độ khuấy trộn. Bể phản ứng theo chế độ khuấy trộn được chia làm 2 loại: thủy lực và cơ khí. Thông

thường, sau khi diễn ra quá trình keo tụ tạo bông, nước rỉ sẽ được đưa qua bể lắng để tiến hành loại bỏ các bông cặn có kích thước lớn mới được hình thành.

Phương pháp keo tụ có thể làm trong nước và khử màu nước rỉ vì sau khi tạo bông cặn, các bông cặn lớn lắng xuống thì những bông cặn này có thể kéo theo các chất phân tán không tan gây ra màu.

Bể tuyển nổi.

Tuyển nổi là phương pháp được áp dụng tương đối rộng rãi nhằm loại bỏ các tạp chất không tan, khó lắng. Trong nhiều trường hợp, tuyển nổi còn được sử dụng để tách các chất tan như chất hoạt động bề mặt.

Bản chất của quá trình tuyển nổi ngược lại với quá trình lắng và cũng được áp dụng trong quá trình lắng xảy ra rất chậm và rất khó thực hiện. Các chất lơ lững như dầu, mỡ sẽ nổi lên trên bề mặt của nước dưới tác dụng của các bọt khí tạo thành lớp bọt có nồng độ tạp chất cao hơn trong nước ban đầu. Hiệu quả phân riêng bằng tuyển nổi phụ thuộc kích thước và số lượng bong bóng khí. Kích thước

tối ưu của bong bóng khí là 15 - 30.10-3mm. Các phương pháp tạo bọt khí:

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp vi sinh kết hợp hóa học (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w