PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚCRỈ RÁC TẠI TAM TÂN – CỦ CHI 1.CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG XỬ LÝNGHỆ XỬ LÝ

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp vi sinh kết hợp hóa học (Trang 40 - 43)

c. Tuyển nổi với việc dùng các chất tạo bọt (tuyển nổi hoá học):

4.3PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚCRỈ RÁC TẠI TAM TÂN – CỦ CHI 1.CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG XỬ LÝNGHỆ XỬ LÝ

4.3.1.CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG XỬ LÝNGHỆ XỬ LÝ

Qua 3 năm vận hành xử lý nước rỉ rác tại Bãi rác Tam Tân và thực nghiệm đo đạc kể cả trong sản xuất và phòng thí nghiệm, sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác được xây dựng dựa vào các căn cứ sau:

• Tính chất và thành phần nước rỉ rác tại Bãi chôn lấp rác số 1:

Dựa vào tính chất, thành phần để xác định sơ đồ công nghệ cũng như thiết kế từng công đoạn xử lý. Đây là cơ sở quyết định cho việc lựa chọn công nghệ qua các khâu xử lý kể cả việc tiến hành pha loãng trong quá trình xử lý.

Quá trình quan trắc thành phần và tính chất nước rỉ rác tại Bãi chôn lấp Tam Tân là Bãi Rác chôn lấp mới đang trong thời gian tiếp nhận rác nên thành

phần nước rỉ rác có mức độ ô nhiễm cao, tính chất phức tạp, khó phân huỷ, lưu lượng không ổn định và cân bằng.

• Đảm bảo thỏa mãn các tiêu chuẩn quy định về nước thải đổ vào sông,

rạch loại B theo TCVN 5945 - 1995.

• Các kết quả xử lý nước rỉ rác tại Bãi rác Đông Thạnh và các thành tựu về

công nghệ xử lý nước thải nói chung và nước rỉ rác nói riêng:

Bằng việc kế thừa các kinh nghiệm, thành tựu đã đạt được là cơ sở cho việc lựa chọn công nghệ xử lý thành công, tiết kiệm kinh phí, hạ giá thành xử lý. Với các kết quả xử lý nước rỉ rác mà công ty Quốc Việt tiến hành trong năm 2003 tại Bãi chôn lấp rác Đông Thạnh đã giúp cho chính công ty tiếp cận nhanh với công nghệ xử lý có hiệu quả.

• Các kết quả thực nghiệm bằng mô hình mô phỏng thực:

Để quyết định công nghệ xử lý nước rỉ rác áp dụng, công ty Quốc Việt đã

tiến hành triển khai thực nghiệm dưới dạng “Pilot” tại xưởng thực nghiệm của công ty. Các kết quả khảo nghiệm đã xác định các thông số chính làm dữ liệu thiết kế khi triển khai áp dụng.

• Định hướng lựa chọn phương pháp thi công thiết kế công trình:

Công trình không có khoảng thời gian để thi công hay ngừng thời gian vận hành để thi công công trình dạng bền vững kiên cố bằng bê tông. Đối với các loại vật tư bằng sắt thép lại dễ bị phá huỷ do môi trưiờng. Vì vậy định hướng xây dựng các công trình xử lý dạng hồ đắp bằng đất đảm bảo thời gian thi công ngắn, thực hiện kịp thời việc tiếp nhận và xử lý nước rỉ rác.

Việc sử dụng bạt mềm hai lớp có phủ chất chống thấm là vật tư rất tương thích cho các công trình xây đắp bằng đất nện. Chính nhờ tính chất cơ lý của loại vật tư này đã tạo ra màng chống thấm có hiệu quả, có độ bền cục bộ cao khi làm việc hơn hẵn các loại vải chống thấm khác.

• Từ kết quả vận hành hệ thống xử lý nước rỉ rác tại 2 Bãi Chôn lấp Đông Thạnh và Tam Tân cũng như thực nghiệm bằng mô hình, công ty đã rút ra các kinh nghiệm và xây dựng thành lý luận như sau:

+ Xác định được việc dùng các hoá chất hợp lý để thực hiện các phản ứng hoá học trong việc xử lý nước rỉ rác:

Tính hợp lý thể hiện là chi phí thấp; chủ động trong việc cung cấp; điều khiển tốt quá trình phản ứng (kể cả ức chế được mùi bốc lên từ các thiết bị phản ứng).

Qua thực nghiệm cả tại hiện trường lẫn trong phòng thí nghiệm cho thấy

việc sử dụng các iôn sắt 2 ở dạng các muối FeCl2 và FeSO4 đã đảm bảo yêu cầu

này. Đây là những hoá chất dễ tìm mua trên thị trường với giá thấp.

+ Nghiên cứu tạo ra thiết bị mới phục vụ công nghệ xử lý đạt hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện xử lý, vận hành trong nước:

Điều kiện khí hậu khu vực phía Nam là nhiệt độ môi trường cao, ít biến động giữa các ngày trong năm. Nước rỉ rác có nồng độ ô nhiễm cao cả về thành phần lẫn mùi hôi. Với điều kiện như vậy thì phù hợp với quá trình xử lý kỵ khí.

Từ ý tưởng xử dụng thiết bị bể “UASB” trong quá trình xử lý, công ty đã đưa ra loại hồ kỵ khí tĩnh (dạng hồ Scul). Đây là loại hồ thực hiện đồng thời quá trình xử lý kỵ khí nhờ các vi sinh bám trên các vật liệu bám là các tấm lưới ni lông đan, vừa lắng trong nước thải. Điểm khác biệt với bể UASB là nước thải đi dọc theo chiều dài của hồ (tương tự như bể lắng ngang) chứ không đi theo hướng từ dưới lên trên. Với định hướng thuỷ lực như vậy, nên thời gian nước thải tiếp xúc với vi sinh kỵ khí rất dài. Sự đổi chiều dòng nước làm tăng quá trình lắng. Đồng thời, với kết cấu công trình rất dễn vét và thu hồi bùn bằng cách vén tấm che phủ công trình.

Hiệu suất xử lý của loại thiết bị này rất cao cả ở thực nghiệm đo đạc dạng pilot lẫn trong thực tế.

+ Thực hiện công tác pha loãng nước rỉ rác ở giai đoạn cuối nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho việc xử lý bằng đồng cỏ cấp II. Đây là biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với quá trình công nghệ. Nước ngoài môi trường

(nước giếng khoan) pha loãng theo tỉ lệ 20 ÷ 30 % đã tạo điều kiện cho quá trình

xử lý cuối cùng là đồng cỏ cấp II đạt hiệu quả xử lý cao. Trong trường hợp ngược lại thì chi phí hoá chất và diện tích mặt bằng xử lý rất lớn, làm tăng chi phí xử lý.

+ Sử dụng đồng cỏ là biện pháp xử lý hữu hiệu các chất ô nhiễm có gốc N. Với khối lượng thực vật cỏ thích hợp thì lượng N còn lại ở các quá trình xử lý khác sẽ được phân giải khá triệt để. Cỏ lựa chọn có nguồn gốc địa phương đã tồn tại bên cạnh Bãi rác chôn lấp, nên dễ thích nghi và tồn tại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính các đồng cỏ này còn là môi trường đệm cho khu vực xử lý, hấp phụ phần lớn mùi và nhiều thành phần nguy hại khác.

Điểm mấu chốt việc ứng dụng đồng cỏ là đảm bảo mức độ ô nhiễm đầu vào hợp lý cho cả năng suất xử lý lẫn yêu cầu sinh học của cỏ để tránh khả năng làm héo và chết cỏ như do hàm lượng muối các loại cao, nông độ các chất ô nhiễm lớn,…

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp vi sinh kết hợp hóa học (Trang 40 - 43)