MỘT SỐ SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÍ NƯỚCRỈ RÁC ĐIỂN HÌNH

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp vi sinh kết hợp hóa học (Trang 36 - 40)

c. Tuyển nổi với việc dùng các chất tạo bọt (tuyển nổi hoá học):

4.2.MỘT SỐ SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÍ NƯỚCRỈ RÁC ĐIỂN HÌNH

Công nghệ 1 Nước rò rỉ từ bãi rác Bể UASB Bể phản ứng Bể lắng Hồ sinh học Bãi chứa chất thải Bùn lắng

Hình 3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước rỉ rác

Mô tả công nghệ:

Toàn bộ nước rò rỉ sinh ra sau khi thu gom được bơm đến bể xử lý sinh học kỵ khí UASB. Tại đây, các chất hữu cơ cặn bẩn sẽ được các vi sinh vật kỵ khí phân hủy và chuyển hóa sinh học. Quá trình làm sạch trong hồ kỵ khí có thể tóm tắt theo phương trình phản ứng sau:

Tế bào sinh vật + chất hữu cơ (C,O,N,P) + SO42-→

Tế bào mới + CO2 + CH4 + NH3 + H2S

Do nước thải sau khi thực hiện quá trình xử lý kỵ khí còn chứa nhiều hợp chất lơ lửng ở dạng keo và kim loại nặng nên nước thải sau khi xử lý qua bể

UASB sẽ tiếp tục được dẫn sang bể trộn hóa chất keo tụ Al2(SO4)3 và đi vào bể

phản ứng. Các chất ở dạng hệ keo bị phá vỡ, các kim loại nặng kết hợp với gốc sulphate trong phèn nhôm tạo thành các bông cặn có thể tách ra khỏi nước thải nhờ lắng.

Nước thải từ bể phản ứng có chứa các bông cặn mới hình thành được đưa sang bể lắng để tách các chất lơ lửng ra khỏi nước. Sau đó nước được đưa vào hồ

sinh học hiếu khí, rong tảo hấp thụ năng lượng mặt trời, khí CO2 và H2O thực hiện

quá trình quang hợp tạo ra oxy trong nước. Vi sinh vật sử dụng oxy do rong tảo quang hợp sinh ra để phân hủy các chất hữu cơ làm sạch nước thải.

Trong hồ sinh học, nước rỉ rác được lưu lại khá lâu, khoảng 12 ngày, hàm lượng chất bẩn và vi sinh ở đầu ra thấp, các vi sinh vật gây bệnh hầu hết đã bị tiêu diệt, do đó nước rỉ rác sau khi xử lý trong hồ sinh học có thể thải ra nguồn

tiép nhận. Công nghệ trên đảm bảo nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn thải vào nguồn loại B (TCVN 5945-1995).

Công nghệ 2

Hình 4. Sơ đồ hệ thống xử lý nước rỉ rác

Thuyết minh dây chuyền công nghệ

Trong dây chuyền công nghệ này, hồ chứa có nhiệm vụ chứa nước rò rỉ bơm ra từ bãi chôn lấp để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chôn lấp rác ( khi nước ngậm trong bãi chôn lấp không đầm nén được ) và điều hoà lưu lượng khi mưa lớn.

Bể UASB là bể chính của cả hệ thống xử lý với nhiệm vụ chính là làm giảm hàm lượng các chất hữu cơ (BOD) từ nồng độ rất cao xuóng thấp hơn nhờ hoạt động của các vi sinh vật kỵ khí và nồng độ bùn rất cao mà chỉ có cấu trúc của bể UASB mới tạo được.

Bể Aeroten ứng dụng quá trình bùn hoạt tính tăng trưởng lơ lửng có nhiệm vụ khoáng hoá lượng chất hữu cơ còn lại, tại đây các loại sinh vật hiếu khí tiếp tục chuyển hoá các chất hữu cơ còn lại thành carbonic và nước.

Hồ chứa Trạm bơm Bể UASB

Hồ sinh học Bể Aeroten Nướ c rò rỉ Nguồn tiếp nhận

Hồ chứa Trạm bơm Bể UASB Bể Aerotank Bể lắng Nước rò rỉ Bể khử trùng Bể lọc Nguồn tiếp nhận Bể nén bùn Sân phơi bùn

Cuối cùng, hệ thống hồ sinh học với sự tham gia của các loại thực vật nước hoàn thành giai đoạn xử lý triệt để, trong đó xử lý nitơ là quan trọng nhất, bằng quá trình pha loãng, hấp phụ, kết tủa, quang hợp, ….

Công nghệ 3

Công nghệ xử lý nước rò rỉ từ bãi chôn lấp được lựa chọn là phương pháp sinh học kết hợp hoá lý. Công nghệ xử lý được lựa chọn dựa trên các cơ sở sau:

- Lưu lượng nước rò rỉ

- Thành phần và tính chất của nước rò rỉ từ BCL

- Công nghệ xử lý phù hợp với loại nước thải có nồng độ ô nhiễm cao - Điều kiện kinh tế kỹ thuật

Hình 5 : Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước rò rỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuyết minh dây chuyền công nghệ

Nước rác từ hệ thống ống, rãnh thu gom nước trong hố chôn lấp được đưa về hồ chứa. Tư øhồ chứa nước rác sẽ được bơm qua bể UASB. Bể UASB sẽ làm giảm hàm lượng BOD, COD từ hàm lượng rất cao xuống thấp hơn nhờ hoạt động

Đường nước Đường tuần hoàn bùn

của các vi sinh vật kỵ khí và hỗn hợp nồng độ bùn hoạt tính trong bể sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hoà tan trong nước thải, phân huỷ và chuyển hoá chúng thành khí. Sau đó nước rác sẽ được dẫn đến bể Aerotank, tại đây diễn ra quá trình oxy sinh hoá lượng chất hữu cơ còn lại có trong nước với sự tham gia của các vi sinh vật hiếu khí. Trong bể có bố trí hệ thống sục khí để tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí phân giải các chất hữu cơ. Hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính từ bể Aerotank sẽ đi qua bể lắng. Bể này có tác dụng lắng bùn hoạt tính đã qua xử lý ở bể Aerotank. Bùn ở bể lắng sẽ được tuần hoàn lại bể Aerotank, phần bùn dư sẽ được đưa qua bể nén bùn. Bể nén bùn có tác dụng tách nước trong bùn và làm giảm độ ẩm của bùn và thể tích bùn. Nước sau khi tách bùn được đưa về hồ chứa. Bùn sau khi qua bể nén có độ ẩm 95% sẽ được đưa đến sân phơi bùn. Sân phơi bùn có nhiệm vụ làm giảm độ ẩm của bùn từ 95% xuống còn 70 – 80%, để thuận lợi hơn cho việc xử lý bùn. Nước từ bể lắng sẽ đi qua bể lọc để lọc các tạp chất phân tán có kích thước nhỏ khỏi nước thải mà bể lắng không thể loại được chúng. Nước thải sẽ được đưa vào bể khử trùng trước khi ra nguồn tiếp nhận.

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp vi sinh kết hợp hóa học (Trang 36 - 40)