Thành phần hoá học của một số loại nguyên liệu thức ăn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thức ăn cho lợn con lai (landrace x yorkshire) từ 7 28 này tuổi tại công ty cổ phând DABACO việt nam (Trang 43 - 65)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1Thành phần hoá học của một số loại nguyên liệu thức ăn

Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi rất đa dạng và phong phú. Nó bao gồm các loại thức ăn giàu năng lượng (ngô, cám, tấm gạo, mỳ…); thức ăn giàu protein nguồn gốc động vật (Bột cá, bột thịt, bột máu, bột huyết tương, bột sữạvv..); thức ăn giàu protein nguồn gốc thực vật (đậu tương, các loại khô dầụ.); thức ăn bổ sung và một số loại phụ giạ Tuy nhiên, chất lượng các loại nguyên liệu thức ăn cũng biến động rất lớn. Nó phụ thuộc vào giống, cây trồng, chế độ canh tác, phương pháp thu hoạch, công nghệ chế biến và bảo quản. Vì thế, việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trước khi đưa vào sản xuất là vấn đề cần thiết. Trong các loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn cho lợn con tập ăn có những yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Việc tuyển chọn nguyên liệu để sản xuất phải chặt chẽ mới có thể đáp ứng được yêu cầụ Để có cơ sở chọn lựa các nguyên liệu thức ăn có chất lượng tốt, xây dựng công thức thức ăn cho lợn con tập ăn, chúng tôi tiến hành phân tích thành phần hoá học của một số loại nguyên liệu thức ăn. Kết quả được trình bày từ bảng 4.1 đến bảng 4.4.

4.1.1 Thành phn hoá hc và giá tr dinh dưỡng ca mt s loi ngô và

tm go

Kết quả phân tích thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của một số

Tên thức ăn Thông số Độẩm (%) Protein thô (%) Lipit thô (%) Xơ thô (%) Tro thô (%) Dẫn xuất không Nitơ x 13,70 7,61 3,70 4,01 1,47 69,51 Ngô Trung Quốc CV (%) 3,99 2,26 5,26 6,77 5,04 2,75 x 12,93 7,40 4,13 3,35 1,32 70,87

Ngô Thái Lan

CV (%) 3,38 1,57 2,21 4,31 4,31 3,86 x 13,10 7,20 3,52 3,45 2,47 70,26 Ngô Việt Nam CV (%) 3,91 1,58 3,19 3,08 4,11 4,23 x 10,70 6,93 4,21 3,37 1,35 73,44 Ngô Ấn Độ CV (%) 3,32 1,97 4,01 2,97 4,60 3,76 x 12,40 7,47 3,90 3,34 1,33 71,56 Ngô Mỹ CV (%) 3,69 2,01 3,79 4,76 6,23 4,01 x 13,11 7,70 0,86 0,58 0,49 77,84 Tấm Gạo CV (%) 3,24 1,96 4,44 2,17 2,30 3,52 x 7,72 8,92 4,23 3,58 1,12 72,43 Ngô ép đùn CV (%) 2,22 1,29 4,3 2,8 1,32 2,86

Kết quả cho thấy, các loại ngô khác nhau thì thành phần hoá học cũng khác nhaụ Chỉ tiêu đầu tiên chúng tôi quan tâm khi phân tích thành phần hoá học của ngô là độẩm trong ngô hạt. Độẩm lớn nhất là ngô Trung Quốc (13,7%), thấp nhất ngô Ấn Độ (10,7%), trong tất cả các mẫu ngô mà chúng tôi phân tích đều đạt tiêu chuẩn về độ ẩm bảo quản (<14%). Hàm lượng protein trong ngô thấp hơn so với tiêu chuẩn biến động từ 6,93 – 7,47%. Trong đó cao nhất là ngô Mỹ (7,47%) và thấp nhất là ngô Ấn Độ (6,93%). Sự biến động về hàm lượng protein trong từng loại ngô không nhiều, thể hiện ở hệ số biến động thấp (1,57 – 2,26%). Nguyên nhân là do các loại ngô nhập khẩu thường được kiểm tra kỹ và công nghệ sau thu hoạch tốt nên chất lượng khá ổn định.

Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, ngô là một trong những nguyên liệu cung cấp năng lượng đặc biệt quan trọng không thể thiếu, với giá thành tương đối rẻ ngô đã thể hiện rất nhiều tính năng ưu việt của mình. Nước ta với nhu cầu phát triển ngày càng tăng của ngành chăn nuôi nên nhu cầu về ngô trong nước không thể đáp ứng nổi nhu cầu sử dụng. Mỗi năm nước ta nhập khẩu khoảng 45% ngô từ các nước mới đủ đáp ứng nhu cầu trong nước.

Theo thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi Việt Nam của Nhà xuất bản Nông nghiệp (1995)[21] ngô tốt có 69 – 75% dẫn xuất không đạm, lipit thô 3,5 – 4,5%. Ngô trung bình có 60 – 69% tinh bột. Hàm lượng xơ trong ngô thấp, hàm lượng protein thô trong ngô từ 8 – 10% (tính theo vật chất khô). Trong protein thì Lysine, Tryptophan, Methionine là những axít amin hạn chế, đặc biệt là Lysinẹ Giống ngô đột biến Opaque – 2 và Floury có hàm lượng Lysine và Methionine khá caọ Ngô tương đối nghèo các chất khoáng như Ca (0,15%), Mn (7,3mg/kg). Hiện nay có nhiều giống ngô có mầu sắc khác nhau như vàng, đỏ và trắng. Trong ngô vàng và ngô đỏ có nhiều caroten, criptoxantin, xantophyl. Trong 1 kg ngô vàng có 0,57mg β – caroten, 15,4mg criptoxantin và 13,67mg xantophyl. (Tôn Thất Sơn, 2005)[16].

Kết quả phân tích ở bảng 4.1 còn cho thấy, hàm lượng lipit trong ngô rất thấp, biến động từ 3,52 – 4,21%. Hàm lượng lipit thấp nhất ở ngô Việt Nam và cao nhất ở ngô Ấn Độ. Trong thành phần lipit của ngô chỉ có một phần nhỏ là axit béo no còn chủ yếu là axit béo không nọ Loại axit lipit này có giá trị năng lượng cao và dễ tiêu hoá. Tuy nhiên, lipit thô trong hạt ngô là một trong những nguyên nhân gây ra hạt bị hỏng nhiều trong quá trình bảo quản, gây trở ngại trong quá trình chế biến. Vì thế, để đảm bảo ngô có chất lượng tốt, ngô phải được sấy khô trước khi đưa vào bảo quản.

Mặc dù khả năng tiêu hoá xơ của các loại động vật dạ dày đơn là rất kém, song xơ không thể thiếu trong bất cứ khẩu phần ăn nàọ Bởi vì xơ có ảnh hưởng đến thời gian thoát qua của thức ăn trong đường tiêu hoá. Hơn nữa, xơ

còn như “chiếc chổi quét” có tác dụng làm cho đường tiêu hoá sạch sẽ, tạo điều kiện cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Kết quả phân tích hàm lượng xơ thô trong một số loại ngô cho thấy, hàm lượng xơ thô của 5 loại ngô mà chúng tôi phân tích biến động từ 3,34 – 4,01%. Thấp nhất là ở ngô Mỹ và cao nhất là ngô Trung Quốc. Dựa vào thành phần hoá học khi phân tích từng thành phần của hạt ngô, người ta đã biết xơ của ngô được phân bố

chủ yếu ở vỏ và cuống hạt. Vì vậy loại ngô nào có vỏ và cuống hạt dày thì hàm lượng xơ cũng cao hơn. So với các loại hạt cốc thì hàm lượng xơ trong ngô tương đối thấp.

Cũng giống như hầu hết các loại ngũ cốc, hàm lượng các chất khoáng trong ngô thấp thể hiện ở hàm lượng tro thô. Hàm lượng tro thô trong một số

loại ngô mà chúng tôi phân tích biến động từ 1,32 – 2,47%. Cao nhất là ở ngô Việt Nam và thấp nhất là ngô nhập từ Thái Lan.

Kết quả ở bảng 4.1 còn cho biết hệ số biến động về hàm lượng xơ thô và tro thô của các loại ngô cao hơn so với hệ số biến động về hàm lượng protein và lipit trong ngô. Hệ số biến động về hàm lượng xơ thô và tro thô từ

2,97 – 6,77%. Điều này chứng tỏ hàm lượng xơ thô và tro thô trong hạt ngô biến động nhiều hơn hàm lượng protein và lipit.

Kết quả phân tích còn cho biết hàm lượng dẫn xuất không nitơ của một số loại ngô. Đây cũng là chỉ tiêu dinh dưỡng có giá trị lớn nhất trong các chỉ

tiêu phân tích. Giá trị này dao động trong khoảng từ 69,51 – 73,44%. Hàm lượng dẫn xuất không nitơ thấp nhất là của ngô Trung Quốc (69,51%) và cao nhất là của ngô Ấn Độ (73,44%).

Trong hạt ngô, dẫn xuất không nitơ tập trung phần lớn trong nội nhũ

(88 – 90%). Do đó, có mối tương quan thuận rất chặt chẽ giữa tỷ lệ nội nhũ

và hàm lượng dẫn xuất không nitơ trong hạt ngô.

Từ kết quả phân tích được, chúng tôi có nhận xét, các loại ngô khác nhau thì thành phần hoá học cũng khác nhaụ Trong các chỉ tiêu phân tích thì hàm lượng protein trong ngô ổn định nhất. Thể hiện ở hệ số biến động thấp nhất, dao động từ 1,57 – 2,26%.

Bảng 4.1 còn cho biết kết quả phân tích thành phần hoá học của tấm gạọ Kết quả cho biết độ ẩm trong các mẫu tấm gạo mà chúng tôi phân tích được trung bình là 13,11%, nằm trong phạm vi cho phép quy định độ ẩm đưa vào bảo quản. Hệ số biến động của chỉ tiêu này tương đối thấp (3,24%) chứng tỏ độ ẩm trong các mẫu phân tích khá ổn định. Hàm lượng protein trong tấm cũng không cao (7,70%) tương đương với các loại ngô mà chúng tôi phân tích được. Hàm lượng lipit thô trong tấm gạo rất thấp (0,86%) thấp hơn nhiều so với ngô hạt (3,52 – 4,21%). Hàm lượng xơ thô trong tấm gạo từ 0,5 – 1,0%, hàm lượng tro thô trung bình là 0,49%, thấp chỉ bằng khoảng 1/3 hàm lượng tro thô trong hạt ngô.

Từ kết quả phân tích chúng tôi thấy thành phần các chất dinh dưỡng trong tấm gạo thấp hơn so với ngô, nhưng dễ tiêu hoá đối với lợn.

4.1.2 Thành phn hoá hc bt huyết tương, bt máu và sa Nuklospray

Kết quả phân tích thành phần hoá học của bột huyết tương, bột máu và sữa Nuklospray được chúng tôi trình bày ở bảng 4.2.

Theo Akey (2002)[23], bột huyết tương (Plasma) là một loại thức ăn giàu kháng thể và axít amin quan trọng nên thường được sử dụng trong thức ăn cho lợn con cai sữa sớm. Sản phẩm này được chế biến từ máu, phụ phẩm của lò mổ. Huyết tương là một dịch trong, màu vàng nhạt, là thành phần quan trọng của máu, chiếm 55 – 60% tổng lượng máụ Trong thành phần chất khô có chứa protein, lipit, gluxit, muối khoáng, nitơ phi protein, các enzyme, hormone và vitamin. Albulmin, Hemoglobin và globulin là protein chủ yếu có trong máu ngoài ra còn có glucoprotein. Được chiết tách từ máu của các phụ phẩm của lò mổ qua công nghệ phun sấy, người ta sản xuất được hai loại nguyên liệu thức ăn có giá trị trong chăn nuôi là bột huyết tương (plasma) và bột máụ

Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy, bột huyết tương có hàm lượng protein khá cao (75,70%), với hệ số biến động rất thấp (2,11%) chứng tỏ hàm lượng protein trong sản phẩm này rất ổn định. Hàm lượng lipit chỉ chiếm 2,05%; Hàm lượng khoáng tổng số (tro thô) chiếm 1,75% với độ biến động của cả hai chỉ tiêu này đều thấp (2,10 và 1,75%). Độ ẩm của bột huyết tương rất thấp (6,39%) với hệ số biến động là 3,13%.

Kết quả phân tích cho thấy thành phần hoá học của bột huyết tương rất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ổn định. Các chỉ tiêu phân tích đều có hệ số biến động thấp (< 3%).

Bảng 4.2 Thành phần hoá học của bột huyết tương, bột máu và sữa Nuklospray (n= 5)

Nguyên liệu Thông số Độẩm (%)

Protein

Thô (%) Lipit (%) Tro (%)

Lacto (%) x 6,39 75,70 1,43 1,75 - Bột huyết tương (plasma) CV(%) 3,13 2,11 2,10 2,11 - x 6,02 90,31 0,20 2,75 - Bột máu CV(%) 1,23 2,44 1,07 2,02 - x 3,14 21,21 19,05 3,70 36,31 Sữa Nuklospray CV(%) 1,21 2,30 1,17 1,25 1,34

Akey (2002)[23] cho biết sử dụng phương pháp chiếu xạ để khử trùng plasma rất có hiệu quả và có tác dụng tốt cho lợn con. Richard và cộng sự

(2001)[53] cho biết sử dụng bột huyết tương phun sấy trong khẩu phần ăn cho lợn cai sữa sớm đã làm tăng tốc sinh trưởng, lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con.

Sau khi tách huyết tương, phần còn lại là các tế bào máu sẽ được sản xuất thành bột máụ Bột máu có hàm lượng protein rất caọ Tuy nhiên khó tiêu hoá hơn so với bột huyết tương nên người ta thường sử dụng trong khẩu phần lợn con với tỷ lệ thấp hơn và thường dùng cho lợn con từ sau ba tuần tuổị

Kết quả phân tích thành phần hoá học của bột máu cho biết, hàm lượng protein rất cao (90,31%); hàm lượng lipit là 0,20% và hàm lượng khoáng tổng số (tro thô) rất thấp (2,75%), độ ẩm của bột máu là 6,02% thấp. Các chỉ tiêu phân tích đều có hệ số biến động thấp (1,23 – 2,44%), chứng tỏ thành phần hoá học trong bột máu rất ổn định.

Loại thức ăn protein có nguồn gốc động vật là từ sữa bò chúng tôi tiến hành phân tích là sữa Nuklospraỵ Đây là loại thức ăn dễ tiêu hoá, rất cần cho lợn con tập ăn. Sữa Nuklospray không những cung cấp protein, đường lactose và lipit rất cao là nguồn năng lượng dễ tiêu hoá đối với lợn con. Nó còn có tác dụng kích thích thèm ăn và khả năng tiêu hoá của lợn con. Kết quả phân tích sữa Nuklospray cho biết hàm lượng protein chiếm 21,21%, hàm lượng lipit 19,05% và hàm lượng đường lactose là 36,31%. Hàm lượng lipit trong sữa Nuklospray khá cao, dễ tiêu hoá nên rất phù hợp với lợn con tập ăn. Các chỉ

tiêu phân tích đều có hệ số biến động thấp (1,17 – 2,3%), chứng tỏ thành phần hoá học của các các mẫu sữa Nuklospray rất ổn định. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi khi sử dụng trong sản xuất.

4.1.3 Thành phn hoá hc ca mt s loi bt cá

Thành phần hoá học của một số loại bột cá chúng tôi đã kiểm tra phân tích được trình bày ở bảng 4.3.

Bột cá Thông số Độẩm (%) Protein Thô (%) Protein thực (%) Lipit (%) Tro (%) Ca (%) P (%) NaCl (%) NH3 (mg NH3/ 100g) Malaysia X 7,73 61,05 41,70 6,04 20,20 4,06 1,93 1,19 213,70 CV(%) 6,05 1,82 2,56 11,70 4,23 4,10 7,00 11,01 3,00 Phúc Thiện X 9,38 57,60 39,50 11,03 17,20 5,34 2,78 2,24 213,74 CV(%) 5,89 2,01 3,56 12,10 3,07 5,01 6,80 10,50 3,30 Dũng Liêm X 10,72 51,36 32,09 8,88 18,00 6,13 2,73 1,32 226,13 CV(%) 6,23 3,02 3,50 11,90 4,02 5,70 6,30 10,05 3,31 Quảng Lợi X 10,27 62,17 42,66 5,67 22,32 6,22 3,30 2,22 150,00 CV(%) 7,05 4,10 4,07 10,90 3,70 6,05 7,40 11,80 4,20 Tư Hùng X 9,70 62,21 46,73 10,77 21,60 5,21 3,53 2,52 126,00 CV(%) 8,17 3,70 3,90 9,20 4,10 5,90 7,30 9,80 4,00 Tấn Minh X 10,84 60,86 43,16 7,93 21,53 5,86 2,92 2,57 226,03 CV(%) 3,60 1,92 7,80 1,90 7,80 6,30 4,80 3,80 5,10 Quốc Hiệp X 9,44 60,77 40,60 5,82 23,15 5,51 2,40 2,79 271,40 CV(%) 3,90 6,50 9,20 10,30 6,80 4,34 10,92 8,75 5,34 Bắc miền Trung X 10,31 61,87 37,89 6,08 20,04 4,96 3,35 1,80 271,59 CV(%) 6,40 7,30 2,15 9,85 7,90 10,50 4,32 2,40 7,89 Thụy Hải X 6,89 60,29 46,29 8,0 26,87 5,87 4,25 2,30 203,00 CV(%) 7,82 1,96 6,37 13,28 6,46 12,10 3,43 12,60 6,54 Bạch Long Vĩ X 8,10 62,85 47,01 4,74 20,15 6,73 3,43 1,64 123,50 CV(%) 5,35 1,76 2,34 12,10 4,07 5,32 6,18 11,08 4,65

Trong thức ăn hỗn hợp cho lợn con tập ăn, thức ăn protein có nguồn gốc động vật có vai trò rất quan trọng.

Bột cá là loại thức ăn giầu protein, và protein trong bột cá có chất lượng rất caọ Bột cá loại tốt có chứa trên 50% protein (trong đó có khoảng 5,2% Lysine 1,5 – 2,1% Methionine, 0,8 – 1,0% Cystine), tỉ lệ axít amin khá cân đối và có nhiều axít amin chứa lưu huỳnh. Giàu canxi, photpho (Ca khoảng 6 – 7%, phốtpho khoảng 4%), giàu vitamin: B12, B1 ngoài ra còn có vitamin A, D.

Tuy nhiên chất lượng bột cá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Chất lượng nguyên liệu chế biến bột cá (giống cá khác nhau, loại cá to nhỏ, lấy đầu, vây cá , .. ), công nghệ chế biến bột cá và công nghệ bảo quản cũng như thời gian bảo quản của bột cá.

Bột cá là loại thức ăn giàu protein nguồn gốc động vật được dùng phổ

biến trong chăn nuôị Chất lượng bột cá phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chất lượng cá nguyên liệu, công nghệ chế biến và bảo quản. Để đánh giá chất lượng của một số loại bột cá đang được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, làm cơ sở để chọn được bột cá có chất lượng cao, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu để phân tích thành phần hoá học của một số

loại bột cá.

Chỉ tiêu đầu tiên mà chúng tôi quan tâm đến là hàm lượng nước. Hàm lượng nước hay độ ẩm trong bột cá là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng bột cá. Thông qua độ ẩm của thức ăn có thể xác định khả năng về tốc độ phát triển của nấm mốc. Đặc biệt, bột cá rất dễ hút ẩm, dễ nhiễm khuẩn nhất là Ẹcoli và Samonellạ Độ ẩm cao còn dẫn tới sự phân huỷ protein làm giảm chất lượng của bột cá. Trong công nghệ chế biến bột cá, cần làm khô sản phẩm càng nhanh càng tốt để đưa hàm lượng nước từ 60 – 45% xuống

10% hoặc thấp hơn. Nhiệt trong quá trình sấy khô còn có tác dụng tiêu diệt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thức ăn cho lợn con lai (landrace x yorkshire) từ 7 28 này tuổi tại công ty cổ phând DABACO việt nam (Trang 43 - 65)