2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong những năm gần đây, nghiên cứu về dinh dưỡng về thức ăn cho lợn con được nhiều nhà khoa học quan tâm. Nhất là nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn con tập ăn và lợn con sau cai sữạ Đặc biệt với kỹ thuật cai sữa sớm cho lợn con để nâng cao năng xuất lợn nái nói riêng và hiệu quả chăn
nuôi lợn nói chung, thì vấn đề dinh dưỡng về thức ăn đối với lợn con ngày càng nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứụ
Xác định nhu cầu dinh dưỡng cho lợn con, Nguyễn Nghị và cộng sự
(1994)[11]đã đưa ra kết luận, mức 18% protein thô với 1,28% Lysine là phù hợp cho lợn con. Tuy nhiên, các tác giả chưa xác định được nhu cầu các axít amin khác cho lợn con. Mặt khác, kết quả này đưa ra nhu cầu về protein và Lysine thấp hơn khá nhiều so với công bố của NRC, DPI với mức protein là 21% và 1,40% Lysinẹ
Hàng loạt nghiên cứu của Lã Văn Kính và cộng sự ( 1999, 2001 )[ 5,6] về
cải tiến giống lợn đã cho biết khẩu phần tốt nhất cho lợn con cai sữa có mức năng lượng từ 15 – 16 MJDE/kg và 1,0 – 1,1 g Lysine; 0,40 – 0,44g Methione; 0,57 – 0,63g Methionine + Cystine; 0,63 – 0,70 g Threonine và 0,18 – 0,2g Tryptophan.
Trần Quốc Việt và cộng sự (1996)[19] nghiên cứu trên lợn con sau cai sữa, giai đoạn 28 – 60 ngày tuổi đã kết luận mức năng lượng thích hợp là 3300- 3400 Kcal ME/kg, hàm lượng protein từ 20 – 22%; 1,40 – 1,50% Lysine; 0,78 – 0,85% Metthionine + Cystine; 0,88 – 0,95% Threonine và 0,25 – 0,27 % Tryptophan.
Tuy nhiên, một vấn đề rất quan trọng khi nghiên cứu thức ăn cho lợn con là việc sử dụng hợp lý và phương pháp chế biến các nguyên liệu thức ăn theo Lã Văn Kính (2001)[6] cho biết, xử lý ngô bằng phương pháp ép đùn có rất nhiều ưu điểm. Xử lý ngô ép đùn trong khẩu phần ăn cho lợn con sau cai sữa đã làm tăng khả năng sinh trưởng, tăng lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử
dụng thức ăn.
Theo Lê Thanh Hải và cộng sự (1999)[5], xác định nhu cầu năng lượng và axít amin cho lợn con lai 3 máu sau cai sữa ở 28 ngày tuổi cho biết mức
năng lượng tăng từ 14 – 16 MJDE và Lysine tăng từ 0,8 – 1,1 g/MJDE đã làm tăng khả năng tăng khối lượng cơ thể và hiệu quả sử dụng thức ăn .
Kết quả nghiên cứu của Lã Văn Kính (2002)[7], xác định mức protein và axít amin tối ưu cho lợn con sau cai sữa đã kết luận hàm lượng protein là 22% với 1,5% Lysine; 0,85% Methionine + Cystine; 0,9% Threonine và 0,27% Tryptophan là thích hợp cho lợn con từ 28 – 42 ngày tuổị Nghiên cứu thức ăn cho lợn con tập ăn, theo Lã Văn Kính và Vương Nam Trung (2003)[8] cho biết thức ăn có 3300 KcalME/kg với 1,6% Lysine; 0,43% Methionine; 0,91% Methionine + Cystine và 0,96% Threonine là phù hợp. Các tác giả còn cho biết, thay thế 40% bột cặn sữa bằng lactose trong khẩu phần của lợn con tập ăn đã không ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng và lượng thức ăn thu nhận mà còn giảm 2,71% chi phí thức ăn.
Nghiên cứu ảnh hưởng của axít hữu cơ đến năng suất lợn con ở Việt Nam, Dương Thanh Liêm và cộng sự (2001)[10] đã kết luận, axít Lacdry có tác dụng sinh học tốt, cải thiện được các chỉ tiêu về năng suất và sức khoẻ lợn con rất rõ ràng, biểu hiện qua tăng khối lượng của lợn con ở lô thí nghiệm luôn cao hơn lô đối chứng và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng lại thấp hơn. Phòng ngừa tiêu chảy cho lợn con giai đoạn cai sữa bằng phương pháp sử dụng kháng sinh và khống chế thức ăn, Nguyễn Như Pho (2001)[15] cho biết ở ngày đâu cai sữa, hạn chế thức ăn ở mức 30% so với ăn tự do, các ngày sau tăng lên 35% đến ngày thứ tư cho ăn tự do đã có hiệu quả tốt nhất, giảm tỷ lệ tiêu chảy và tỷ lệ còi cọc. Nâng cao khả năng tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn.
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Bentonite trong khẩu phần đến hiệu quả bảo quản thức ăn, tốc sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con sau cai sữa và lợn nuôi thịt, theo Trần Quốc Việt và cộng sự
hãm được sự phát triển của nấm Mucor trong thời gian bảo quản và làm giảm đáng kể tỷ lệ hơn con bị tiêu chảỵ Hơn nữa, còn cải thiện được tốc sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn so với đối chứng.
Tóm lại, trong những năm qua, nghiên cứu nhằm tăng năng suất đàn lợn con nói chung về dinh dưỡng, thức ăn cho lợn con nói riêng được nhiều tác giả quan tâm. Đặc biệt những năm gần đây, nghiên cứu các loại thức ăn cho lợn con tập ăn và lợn con cai sữa là vấn đề thời sự. Việc sản xuất các loại thức ăn này còn nhiều hạn chế. Vì vậy vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện để đưa vào sản xuất.
2.4.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoàị
Các nghiên cứu của nước ngoài về tiêu chuẩn thức ăn cho lợn con từ tập ăn tới cai sữa khá phong phú và được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm. Từ
nghiên cứu nhu cầu các chất dinh dưỡng đến việc sử dụng các nguyên liệu thức ăn trong khẩu phần đã có nhiều công bố khoa học có giá trị.
Khi nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng luôn được các tác giả quan tâm, bởi vì mức năng lượng là “ chìa khóa chính” cần sử dụng khi phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi nói chung và lợn con nói riêng. Theo Wililam (1976), dẫn theo Camplell và Dunkin (1983)[28] thì một mức năng lượng phù hợp không những đóng vai trò quan trọng với các hoạt động của cơ thể mà còn làm tăng tỷ lệ protein tích luỹ. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu về nhu cầu năng lượng cho lợn con từ tập ăn tới cai sữa trên thế giới là không thống nhất. Theo NRC (1998)[50] khuyến cáo mức năng lượng cho lợn con là 14,3 MJDE/ kg .
Theo Farrell (1979)[38] phần lớn khẩu phần ăn cho lợn con sử dụng ở
Bắc Mỹ thì năng lượng trao đổi chiếm khoảng 94 – 97%, trung bình là 96% năng lượng tiêu hoá.
cao năng suất lợn nái và hiệu quả chăn nuôi lợn. Cai sữa sớm lợn con sẽ làm tăng số lợn con sinh ra từ một nái trong năm và là cơ sở để tăng lượng thịt sản xuất từ mỗi cơ sở chăn nuôi lợn, một chỉ số quan trọng trong chăn nuôị Tác giả còn cho biết, lợn con cai sữa sớm thường ăn ít, tăng khối lượng thấp, hay bị tiêu chảy và tỉ lệ chết caọ Để cai sữa sớm đạt hiệu quả, cần sử dụng thức ăn tập ăn có chất lượng caọ
Akey (2002)[23] cho biết, huyết tương (plasma) là loại thức ăn giàu kháng thể và axít amin rất cần thiết đối với lợn con cai sữa sớm. Do đó, nếu cung cấp plasma dưới dạng lỏng qua nước uống rất tốt cho lợn con ngay sau khi cai sữạ Bởi vì sau khi cai sữa lợn con ăn rất ít nhưng lại tìm đến nước uống trước tiên. Derouchey và cộng sự (2004) sử dụng phương pháp chiếu xạ
để khử trùng plasma rất hiệu quả và có tác dụng tốt với lợn con.
Nghiên cứu sản xuất thức ăn cho lợn con,Trygve Veum và Joe Marks (1998) dẫn theo Akey (2002)[23] cho biết, có thể giảm giá thành thức ăn nên dùng 2% plasma + 2,76% bột cá có chất lượng cao và 1,53% bột tế bào máụ Akey (2002) cho biết tỷ lệ Lysine trong thức ăn cai sữa sớm của lợn con là 1,6 – 1,8%, cần hạn chế sử dụng nguồn protein từ khô dầu đậu tương. Sử dụng plasma có tính kích thích tính thèm ăn, giúp lợn con sau khi cai sữa ăn được nhiều thức ăn.
Augenstein và cộng sự (1997)[67] cho biết, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợn con sau cai sữạ Cần phải chú ý đến môi trường sống, qui trình nuôi dưỡng và đặc biệt là chế độ dinh dưỡng hợp lý là chìa khoá của sự thành công trong cai sữa sớm lợn con.
Khuyến cáo mức dinh dưỡng cho lợn con, Augenstein và cộng sự
(1997)[67] đã đưa ra chương trình nuôi dưỡng lợn con thành 4 pha là SEW, pha 1 pha 2 và pha 3. SEW là thức ăn tập ăn tới 2,5 tuần tuổi (khối lượng lợn con < 5 kg ), Lysine là 1,7%; Methionine + Cysteine 1,02%. Pha 1 thức ăn tới 3 tuần tuổi (khối lượng 5 – 7 kg) mức Lysine là 1,5%; Methionine + Cysteine
là 0,9%. Pha 2 và pha 3 (trên 4 tuần tuổi), sử dụng mức Lysine là 1,25%; Methionine + Cysteine là 0,75%.
Steve Dritz (2004)[68] lại khuyến cáo mức Lysine cho 4 pha tương ứng là 1,6 – 1,7%; 1,5 - 1,6%; 1,3 – 1,5% và 1,25 – 1,45%. Mức Methionine là 0,44 – 0,47% ở pha SEW; 0,38 – 0,43% ở pha 1; 0,36 – 0,41% ở pha 2 và 0,34 – 0,40% ở pha 3.
Nghiên cứu sử dụng bột huyết tương phun sấy cho lợn con cai sữa sớm, Richard và cộng sự (2004)[53] cho biết, sử dụng huyết tương đã làm tăng khả
năng sinh trưởng và tăng lượng thức ăn thu nhận của lợn con. Tuy nhiên tỷ lệ
sử dụng huyết tương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi cai sữa, stress môi trường, sức khoẻ và thành phần thức ăn. Tỷ lệ dùng huyết tương thích hợp trong khẩu phần thức ăn cho lợn con trong khoảng từ 2 – 8%.
Có thể nói nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng cho lợn con cũng còn nhiều ý kiến khác nhaụ Song một vấn đề quan trọng luôn thống nhất là đối với lợn con và đặc biệt là lợn con cai sữa sớm, vấn đề lựa chọn nguyên liệu thức ăn và tỷ lệ hợp lý các nguyên liệu thức ăn sử dụng trong khẩu phần là vấn đề then chốt. Ngoài ra, việc tạo một môi trường thích hợp và qui trình nuôi dưỡng hợp lý là những yếu tố tạo nên sự thành công trong việc cai sữa sớm lợn con.
3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU