2. Một số giải pháp
2.2.1 Hệ thống chính sách
Hệ thống chính sách chính là căn cứ pháp lý trong suốt quá trình thực hiện công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đô thị.Muốn công tác trên thực hiện nhanh gọn chính xác đạt hiệu quả cao thì ngay trong khâu đầu tiên, đó là việc soạn thảo các văn bản chính sách liên quan, phải phù hợp với thực tế, đồng bộ nhất quán, đầy đủ chi tiết nhưng không rườm rà sa đà vào các thủ tục không cần thiết.Và khi văn bản thực thi phải công bố rộng rãi cho nhân dân
Đầu tiên hệ thống chính sách văn bản phải phù hợp với thực tế
Tức là nó phải có tính khả thi khi đưa và áp dụng. Văn bản không có tính khả thi, không những là một dẫn chứng cụ thể cho một hệ thống pháp luật thiếu chặt chẽ, mà khi đưa vào áp dụng thực tế nó còn là vật cản cho tiến trình công việc liên quan tới nó. Vì vậy, khi soạn thảo bất kỳ một văn bản nói chung, văn bản xây dựng nói riêng, các cơ quan hành chính nhà nước cũng nên chú ý tới tính khả thi của nó. Biện pháp được đưa ra đó là nên có phần dự thảo, và trước khi đưa ra bất kỳ một văn bản chính thức nào, ngoài việc hỏi các ý kiến chuyên gia cố vấn, nên đưa lên
các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến của nhân dân- những người có lợi ích liên quan khi văn bản đó được áp dụng.
Thứ hai là tính nhất quán.
Nhất quán ở đây phải từ trung ương đến địa phương. Một văn bản trung ương đưa ra, khi địa phương quyết định đưa vào áp dụng hay làm căn cứ ở một điểm nào đó thì chỉ chỉnh sửa sao cho phù hợp với địa phương mình, chứ không phải chỉnh sửa sai khác nội dung. Một ví dụ điển hình là quy định phải có “ sổ đỏ” mới được cấp phép xây dựng trong quyết định 79/2007/QĐ-UB được Sở Xây dựng Hà Nội giải thích rằng, quy định này căn cứ Nghị định 84/CP về quản lý đất đai, nhưng Bộ Tài nguyên - Môi trường khẳng định Nghị định 84 không có quy định nào như vậy.Rất may là qui định này đã được tạm dừng nếu không công tác cấp phép ở trên địa bàn Quận Đống Đa nói riêng và trên toàn Thành phố nói chung sẽ bị ách tắc rất nhiều, cán bộ xây dựng dù có biết là khó khăn nhưng cũng chả làm sao được, vì “ luật nó thế”.Tính nhất quán trong luật còn thể hiện ở việc ra các chỉ thị giữa các sở ban ngành liên quan phải có sự thống nhất với nhau. Ví dụ này không thuộc quận Đống Đa nhưng là một điển hình của Thành phố Hà Nội. Đó là trường hợp ngôi nhà số 2 ngõ 31 Nguyễn Chí Thanh, khi chủ đầu tư xin phép xây dựng, sở cấp phép xây dựng 5 tầng, sau đó muốn nâng cao thêm tầng, chủ đầu tư xin thỏa thuận với Sở Quy hoạch- Kiến trúc, không cho thêm tầng Sở Quy hoạch- Kiến trúc còn bất chấp hạ xuống 3 tầng. Và kết cục lại chủ đầu tư bất chấp quy định xây lên 10 tầng. Như vậy khi không có sự thống nhất trong quyết đinh giữa các sở ban ngành cũng là một động cơ gây ra vi phạm trật tự xây dựng.
Thứ ba: Văn bản quy phạm phải đầy đủ chi tiết nhưng không sà đà vào chủ thủ không cần thiết
Trong các văn bản cần phải có từng điều khoản quy định rõ cho từng trường hợp áp dụng cụ thế xẩy ra khi văn bản đi vào áp dụng cụ thể, tạo điều kiện cho các cán bộ chuyên ngành dễ dàng giải quyết công việc dự trên cơ sở pháp lý và thực thi
tốt nhiệm vụ được giao của mình. Đồng thời, giúp nhân dân hiểu rõ tình hình, tránh xẩy ra những tranh chấp khiếu nại do thủ tục không rõ ràng.
Thứ tư : Tính công khai của văn bản.
Một văn bản khi được triển khai trong cuộc sống thực tế đặc biệt liên quan đến lĩnh vực cấp phép và quản lý trật tự xây dựng sẽ có ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người dân. Vì vậy, khi thực thi văn bản cần công khai minh bạch trước nhân dân bằng nhiều hình thức như: công bố trên các wedsite, thông báo trên các báo đài, thông báo trên loa truyền thanh phường, dán trên bản tin phường, dán trên bản tin của ban ngành có liên quan ở phường, quận…