Kinh tế văn hóa xã hội

Một phần của tài liệu Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Trật Tự Xây Dựng Và Cấp Phép Xây Dựng Trên Địa Bàn Quận Đống Đa 1. (Trang 40 - 44)

5 Trình tự thủ tục trong công tác cấp phép xây dựng

1.3 Kinh tế văn hóa xã hội

Quận Đống Đa là một quận có tốc độ đô thị hóa nhanh với mật độ dân cư cao nhất thành phố. Yếu tố tạo nên nhiều lợi thế tương đối như một thị trường tiêu thụ lớn: lại là đầu mối giao lưu kinh doanh hàng hóa giữa các địa bàn lân cận và cả nước nên đã thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế cũng như các trung tâm thương mại lớn của Thủ đô. Đây là điều kiện thuận lợi cho quận phối hợp khai thác các nguồn lực trên địa bàn vào quá trình phát triển kinh tế xã hội cho quận. Một lợi thế nữa là do địa phận của quận bao gồm mạng lưới các tuyến phố chủ yếu của Thành phố và gần các trung tâm văn hóa khoa học kỹ thuật nên quận cũng có nhiều thuận lợi để đặt các văn phòng đại diện, trụ sở công ty, trung tâm tư vấn và trung tâm thương mại. Các yếu tố trên đã tạo cho quận nhu cầu to lớn

về hàng hóa và dịch vụ không chỉ cho tiêu dùng hàng ngày mà còn nhu cầu về các nguyên vật liệu và yếu tố đầu vào cho sản xuất với tốc độ tăng khá cao hàng năm.

Quận có một hệ thống trung tâm thương mại và chợ phụ vục cho hoạt động kinh doanh như: trung tâm thương mại Ngã Tư Sở và một loạt các siêu thị lớn đã được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cao cấp của người dân như siêu thị : Thái hà, Uni mark,…và gần đây một trung tâm thương mại lớn mới được khai trương và đưa vào sử dụng, đó là trung tâm thương mại Parkson. Hướng phát triển kinh doanh tập trung theo dẫy phố cũng đã đựơc hình thành và phát triển

Với những điều kiện thuận lợi như trên, giá trị sản xuất trên địa bàn Quận tăng lên đáng kể, năm 2000 so với năm 1997 ( là năm đầu tiên thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội sau khi chia tách quận ) tổng giá trị sản xuất trên địa bàn Quận tăng gần 1,3 lần ( từ 4496,5 tỷ đồng lên 5753 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất theo lãnh thổ cũng được duy trì ở mức tương đối cao, đặc biệt là năm 1999 so với năm 2000 ( năm 1999 tăng 15,21% so với năm 1998 và năm 2000 tăng 9,49% so với năm 1999

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giá trị sản xuất các ngành quận Đống Đa

Năm 1998 1999 2000 Theo lãnh thổ Tốc độ tăng chung 1,43 15,21 9,49 Nông nghiệp -29,82 10 2,27 Công nghiệp 1,02 7,4 13,98 Thương mại- dịch vụ -3,71 22,69 11,5 Xây dựng 10,34 14,66 1,22

Theo quận quản lý

Tốc độ tăng chung 38,19 2,84 14,22 Nông nghiệp -18,18 -22,22 -7,14

Công nghiệp 10,16 10,06 12,31

Thương mại- dịch vụ 47,41 3,71 13,76

Xây dựng 14,71 -34,57 18,6

Nguồn: Định hướng phát triển quận Đống Đa giai đoạn 2000-2010

Trong giai đoạn 2000-2010,quận Đống Đa tiếp tục khai thác triệt để các tiềm năng kinh tế trên địa bàn, liên kết với các địa phương khác, huy động tối đa

mọi tiềm lực nhằm tập trung ổn định kinh tế trên địa bàn, liên kết với các địa phương khác, huy động tối đa mọi nguồn lực nhằm tập trung ổn định kinh tế, nâng dần các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, làm tiền đề phát triển vững chắc kinh tế quận ở giai đoạn sau.

Chỉ tiêu Giai đoạn 2001-2005 Dự báo giai đoạn 2006-2010

Tốc độ tăng giá trị sản xuất theo lãnh thổ

12%-12,5% 12,5%-13% Tốc độ tăng giá trị sản

xuất do Quận quản lý

13%-13,5% 13%-13,5% Giá trị sản xuất công

nghiệp mở rộng theo lãnh thổ

13%-15% 12%-13%

Giá trị sản xuất công nghiệp mở rộng theo Quận quản lý

12,5%-13% 11%-12% Tăng trưởng giá trị sản

xuất ngành thương mại - dịch vụ theo lãnh thổ

10,5%-11,5% 12,5%-13,5% Tăng trưởng giá trị sản

xuất ngành thương mại- dịch vụ theo Quận quản lý

12,5%-13,5% 13%-14% Tăng giá trị xuất khẩu

bình quân

13%-14% 15%-16%

Hệ thống giao thông quận không những tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế quận mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội của toàn thành phố. Quận Đống Đa tiếp cận với ba luồng giao thông chính ở phía hữu ngạn của sông Hồng liên hệ và Thành phố ( Đường 32 từ Sơn Tây vào Cầu Giấy, đường số 6 từ Hà Đông vào Ngã Tư Sở, đường số 1 từ phía Nam ra Ngã Tư Vọng).Trong đó đường Nguyễn Trãi được coi như của ngõ phía Tây Nam của Hà Nội và được coi như trục giao thông chính của Quận. Hơn thế nữa, quận Đống Đa có tuyến giao thông vành đai 2 của Thành phố chạy dọc theo biên giới phía Tây Nam( tuyến đường Trường Chinh và Láng ) và tuyến đường Láng Trung -Hòa Lạc chạy qua. Đặc biệt, trong

năm 2006, trên địa bàn Quận đã hoàn thành cầu vượt Ngã Tư Sở và năm 2007là tuyến đường vành đai 1 Kim Liên- Ô chợ dừa đi vào họat động đã cải thiện đáng kể tình trạng ắc tắc ở nút giao thông Ngã Tư Sở, Ô Chợ Dừa, đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động giao thông ra vào trung tâm Thành phố thực hiện dễ dàng hơn.

Về vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái: Môi trường là vấn đề luôn được Quận quan tâm. Tính đến năm 2005, thu gom được 90% tổng số rác thải trong ngày của Quận, và sẽ phấn đấu đến năm 2010 sẽ thu gom được 100% tổng số rác thải phát sinh.Đồng thời, Quận cũng luôn chú ý tới việc xử lý rác thải xây dựng , rác thải công nghiệp và rác thải bệnh viện. Việc hoàn thành cải tạo Sông Tô Lịch có ý nghĩa lớn trong việc xử lý và tiêu thóat nước trên địa bàn Quận.Các cơ quan đóng trên địa bàn Quận đã cơ bản xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải, xóa sổ hệ thống nước thải lộ thiên tồn tại nhiều ở ở nhiều phường Trung Phụng, Ô Chợ Dừa, Khương Thượng.Vấn đề công viên cây xanh cũng được Quận chú trọng với việc phấn đấu đến năm 2010 tăng gấp đôi diện tích cây xanh, duy trì diện tích hồ chứa nước.

Về văn hóa - giáo dục- y tế: Trong mấy năm gần đây vấn đề này ngày càng được chú trọng. Giữ vững phổ cập THCS, phổ cập PTTH và tương đương cho 70% đối tượng vào năm 2005 và quận đã và đang phấn đấu đến năm 2010 là 100%; hệ thống trường học ngày càng được nâng cấp trở nên khang trang hiện đại . Trên địa bàn toàn Quận có nhiều trạm y tế, bệnh viện , phòng khám với những thiết bị hiện đại để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 17% vào năm 2000 xuống còn 13% vào năm 2005, và quận đang phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ này dưới 6%. Công tác tuyên truyền nhân dân thực hiện tập thể dục thể thao đã được triển khai và thu được những kết quả đáng khích lệ. Ngoài ra, để thực hiện mục tiêu nâng cao mức sống của nhân dân, Quận đã hoàn thành việc lắp đặt đồng bộ hệ thống đèn chiếu sáng cho toàn bộ các tuyến đường, ngõ, phố trong quận.

Một phần của tài liệu Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Trật Tự Xây Dựng Và Cấp Phép Xây Dựng Trên Địa Bàn Quận Đống Đa 1. (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w