Thủ tục điều chỉnh Giấy phép xây dựng khi thay đổi thiết kế

Một phần của tài liệu Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Trật Tự Xây Dựng Và Cấp Phép Xây Dựng Trên Địa Bàn Quận Đống Đa 1. (Trang 27 - 38)

5 Trình tự thủ tục trong công tác cấp phép xây dựng

5.2.3 Thủ tục điều chỉnh Giấy phép xây dựng khi thay đổi thiết kế

Khi có nhu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình khác với nội dung Giấy phép xây dựng đã được cấp, chủ đầu tư phải xin điều chỉnh Giấy phép xây dựng trước khi khởi công xây dựng công trình hay phần hạng mục công trình theo nội dung điều chỉnh.Nội dung điều chỉnh giấy phép xây dựng được ghi bổ sung vào mục “ gia hạn, điều chỉnh” trong Giấy phép xây dựng đã được cấp cho chủ đầu tư. Không xem xét điều chỉnh, bổ sung giấy phép xây dưng đối với các trường hợp chủ đầu tư đã tổ chức xây dựng công trình sai với giấy phép xây dựng được cấp khi chưa thực hiện xử lý vi phạm

Hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm: Đơn xin điều chỉnh giấy phép xây dựng

Bản chính giấy phép xây dựng

Sau khi hoàn tất hồ sơ, chủ đầu tư nộp cho cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng. Cơ quan này phải chịu mọi trách nhiệm về nội dung cho phép điều chỉnh và phải đảm bảo nội dung này phù hợp với quy hoạch xây dựng.Cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép xây dựng cũng là cơ quan cấp giấy phép xây dựng.

Thời hạn điều chỉnh chỉnh giấy phép xây dựng là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Khi có nhu cầu xin cấp giấy phép xây dựng hay gia hạn, cấp lại, điều chỉnh giấy phép xây dựng chủ đầu tư cần phải nắm kỹ những thủ tục trên nhằm tiết kiệm thời gian công sức. Tuy nhiên, công việc cấp phép có tiến triển thuận lợi không, lại phụ thuộc rất lớn vào cơ quan cấp phép xây dựng. Trong mục tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về thẩm quyền trách nhiệm của cơ quan này.

6.Thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan cấp phép xây dựng

Sở Xây dựng

UBND Thành phố ủy quyền cho sở xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức cấp giấy phép xây dựng cho các loại công trình sau:

-Công trình cấp đặc biệt, cấp 1 theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP. Đó lcác công trình sau: Nhà chung cư, nhà ở có chiều cao lớn hơn 20 tầng hoặc có tổng diện tích sàn lớn hơn 10000m2; công trình văn hóa, giáo dục, y tế có chiều cao lớn hơn 20 tầng hoặc có nhịp lớn hơn 72m hoặc có tổng diện tích sàn lớn hơn 10000m2.

- Công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử- văn hóa

- Công trình tượng đài, tranh hoàng tránh trên địa bàn Thành phố

- Những công trình tiếp giáp mặt đường : Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Tràng Tiền, Hàng Khay, Tràng Thi, Hàng Bài, Phố Huế, Bạch Mai, Điện Biên Phủ, Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Văn Cao, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Quang Trung, Phan Chu Trinh, Bà Triệu.

Sở Xây dựng phối hợp với chính quyền địa phương, Thanh tra Xây dựng thực hiện thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất và xử lý các vi phạm trong việc thực hiện xây dựng theo giấy phép xây dựng do Sở Xây dựng cấp.

Đồng thời, Sở Xây dựng có trách nhiệm tổng hợp báo cáo cho UBND Thành phố và Bộ Xây dựng định kỳ ( 6 tháng, năm) về công tác cấp giấy phép xây dựng.

UBND Quận,huyện

UBND các Quận, huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện cấp giấy phép xây dựng cho các công trình xây dựng không thuộc trách nhiệm cấp phép của sở Xây dựng , không phải là nhà ở riêng lẻ thuộc điểm dân cư nông thôn và trong địa giới hành chính quản lý

UBND Quận, huyện chịu sự hướng dẫn chuyên môn của Sở Xây dựng.Chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý trật tự xây dựng đối với tất cả các công trình theo giấy phép xây dựng trên địa bàn quản lý kể cả các công trình không phải xin phép xây dựng và các công trình xây dựng trên địa bàn do Sở Xây dựng cấp phép)

UBND quận, huyện chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan rà soát quy hoạch thuộc địa bàn quận, huyện quản lý, xác định vùng quy hoạch chưa có điều kiện triển khai thực hiện để làm cơ sở cho việc cấp giấy phép xây dựng tạm.Chủ trì phối hợp với các ban ngành có liên quan trong các vấn đề về cấp phép xây dựng. Phối hợp với các phòng chức năng , UBND các Phường, Xã, Thị trấn phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức cá nhân trên địa bàn thực hiện các quy định của Nhà nước và Thành phố về cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng. Đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành Thanh tra Xây dựng quận, huyện, UBND phường, xã thị trấn thực hiện thanh tra, kiểm tra, quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng; xử lý các vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền.UBND Quận, huyện cho nhiệm vụ báo cáo định kỳ (tháng, quý, 6 tháng, năm) về công tác cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố và Bộ Xây dựng.

UBND phừơng, xã, thị trấn

UBND xã chịu trách nhiệm cấp phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ thuộc điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch được phê duyệt, thuộc địa giới hành chính do xã quản lý theo quy định của UBND huyện

Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm trực tiếp về quản lý trật tự xây dựng đối với tất cả các công trình theo giấy phép xây dựng trên địa bàn quản lý ( kể cả các công trình không phải xin cấp giấy phép xây dựng).

UBND phường, xã, thị trấnchịu trách nhiệm chỉ đạo thanh tra xây dựng cấp phường tiếp nhận bàn giao hồ sơ giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế kèm theo giấy phép xây dựng, tiếp nhận thông báo của chủ đầu tư, xác nhận “đã tiếp nhận thông báo khởi công” của các chủ đầu tư, kể cả các chủ đầu tư không thuộc diện phải xin phép xây dựng, lập hồ sơ trích ngang các công trình xây dựng trên địa bàn để theo dõi, quản lý. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức cá nhân trên địa bàn thực hiện các quy định của nhà nước và Thành phố về quản lý và cấp phép xây dựng như: niêm yết công khai điều kiện, trình tự và các thủ tục cấp giấy phép xây dựng tại trụ sở cơ quan, đồng thời thường xuyên phổ biến Quy định cấp phép xây dựng và các quy định của Pháp luật liên quan đến công tác cấp giấy phép xây dựng trên các phương tiện thông tin đại chúng; trong trường hợp hộ gia đình cá nhân không có các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành thì UBND Xã, Phường, thị trấn căn cứ vào hướng dẫn của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất để xác nhận.Đồng thời UBND phường, xã, thị trấn quản lý, theo dõi, kiểm tra phát hiện kịp thời, lập biên bản đình chỉ xây dựng có hiệu lực và ra quyết đinh xử lý các hành vi vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền. Thông báo ngay cho cơ quan cấp phép xây dựng, thanh tra xây dựng để phối hợp xử lý khi phát hiện xây dựng sai với giấy phép xây dựng được cấp.

Sở Quy hoạch kiến trúc: Cung cấp đầy đủ hồ sơ quy hoạch chi tiết được duyêt, thiết kế đô thị, kiến trúc của các khu vực cho Sở xây dựng và các cơ quan cấp phép xây dựng để quản lý và cấp giấy phép xây dựng. Thỏa thuận bằng văn bản về quy hoạch, kiến trúc và các công trình cụ thể tại các khu vực có yêu cầu cao, đặc biệt vè quy hoạch- kiến trúc, các công trình di tích lịch sử văn hóa, tượng đài, tranh hoành tráng theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc cơ quan cấp phép xây dựng. Xác định cung cấp mốc chỉ giới, chỉ giới đường đỏ, cốt cao độ cho các công trình cụ thể theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc cơ quan cấp giấy phép xây dựng. Xác định cung cấp mốc chỉ giới, chỉ giới đường đỏ, cốt cao độ cho các công trình cụ thể theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc cơ quan cấp phép xây dựng.Hướng dẫn mọi tổ chức và công dân có liên quan thực hiện công tác xây dựng đảm bảo quy hoạch, cảnh quan kiến trúc và môi trường Thành phố…

Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất : Trả lời các cơ quan cấp phép xây dựng về các vấn đề liên quan đến nhà, đất, mốc giới địa chính khi có yêu cầu. Hướng dẫn kiểm tra định kỳ các chủ thể sử dụng đất xây dựng đảm bảo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở có liên quan trong quá trình xây dựng công trình.

Sở Tài chính, Cục thuế Hà Nội: Có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra cơ quan cấp giấy phép xây dựng về nghiệp vụ thu và sử dụng lệ phí, phí xây dựng để thực hiện tốt công tác cấp giấy phép xây dựng và quản lý tài chính theo quy định hiện hành.

Các Sở khác: Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý chuyên ngành, có trách nhiệm hướng dẫn và cung cấp các quy định pháp luật, các thông tin có liên quan cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng để kịp thời giải quyết hồ sơ cấp giấy phép xây dựng; phối hợp với cơ quan cấp giấy phép xây dựng theo dõi, kiểm tra, quản lý quá trình thực hiện xây dựng theo các thỏa thuận chuyên ngành, giấy phép xây dựng. Các đơn vị quản lý quá trình thực hiện xây dựng theo các thỏa thuận chuyên ngành, cấp phép xây dựng. Các đơn vị quản lý, cung cấp các dịch vụ

điện, nước,các hoạt động kinh doanh, dịch vụ khi nhận được thong báo của cơ quan cấp phép xây dựng đối với những công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấy phép xây dựng hoặc công trình xây dựng không đúng giấy phép xây dựng được cấp thì phải dừng ngay việc cung cấp các dịch vụ điện, nước, và các họat động dịch vụ khác, đình chỉ hoặc không cấp giấy phép đăng ký hoạt động kinh doanh.

Để hiểu sâu hơn công tác quản lý trật tự xây dựng và cấp phép xây dựng trên toàn Thành phố nói chung và địa bàn quận Đống Đa nói riêng, trước khi nghiên cứu phân tích thực trạng, chúng ta hãy cùng điểm sơ qua một số dư luận về công tác này trong thời gian gần đây:

7.Một số dư luận gần đây liên quan tới công tác cấp phép xây dựng

Từ xa xưa, dân ta đã có câu: “an cư, lập nghiệp”. Truyền thống đó như đi vào máu thịt của mỗi người dân Việt Nam. Với người Việt, ngôi nhà là một phần cuộc sống của mình, vì vậy trong cuộc đời mỗi con người, việc xây nhà, cải tạo sửa chữa, cơi nới cho ngôi nhà của mình đẹp hơn, tiện nghi, hiện đại hơn là rất quan trọng. Nhưng tại sao, tâm lý người dân lại ngại ngần khi vào các cơ quan chuyên trách phường, quận, để xin cấp phép xây dựng, để rồi xẩy ra tình trạng xây dựng không phép,t rái phép, sai phép? Phải chăng do thủ tục quá rườm rà, các quy chuẩn quy phạm còn nhiều bất cập , thông tin về quy hoạch chưa rõ ràng, chưa được công khai niêm yết, chưa có quy hoạch chi tiết; hay do trình độ hiểu biết của người dân về trình tự thủ tục cấp phép còn hạn chế? Hay còn những lý do nào khác? Chúng ta cùng tìm hiểu dư luận trong thời gian vừa qua xung quanh vấn đề này trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Trong vài năm trở lại đây, từ khi Luật Xây dựng có hiệu lực, việc cấp phép xây dựng cho người dân được cải thiện đáng kể. Thủ tục cấp phép xây dựng được công khai, thông thoáng. Theo quy định của pháp luật: Người dân chỉ cần một trong 11 loại giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất và công trình không vi

phạm quy hoạch xây dựng chi tiết là được cấp phép xây dựng. Kể cả những trường hợp đất không có giấy tờ, nhưng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận là không có tranh chấp, chủ đất ăn ở ổn định, cũng được xem xét cấp giấy phép xây dựng. Kết quả là, tình trạng xây dựng không phép ở các đô thị lớn, trong đó có Hà Nội, được cải thiện. Trong năm 2007, ước tính số giấy phép xây dựng được cấp tăng 57% so với năm 2006; số công trình xây dựng không phép giảm 20% so với cùng kỳ. Từng bước, công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Hà Nội đi vào nền nếp.

Nhưng một trong những tin tức xây dựng nổi bật ở Thành phố Hà Nội gần đây là quyết định số 79/2007/QĐ-UBND của UBND Thành phố về việc cấp giấy phép các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã gây xôn xao dư luận. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, đã có rất nhiều bài ảnh phản ánh tiếng nói của nhân dân cũng như các chuyên gia về một điểm tại Khoản 12 Điều 7 của quy định này. Điểm này ghi rõ : “ Từ ngày 1/1/2008 việc sử dụng đất đai phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của chính phủ mới được xét cấp Giấy phép xây dựng”. Mục đích ban hành Quyết định số 79/2007/QĐ – UB là nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp “sỏ đỏ”, chứ không phải mục đích đặt ra điều kiện về cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, đây là điều kiện “cứng”, không phù hợp trong thời điểm hiện nay và do đó, khó có thể thực thi. Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25.5.2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai chỉ nói đến giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất, không liên quan đến việc cấp phép xây dựng. Không có quy định nào trong Nghị định 84 nêu việc phải có sổ đỏ mới được cấp phép xây dựng; Chỉ có một điều khoản liên quan đến thời điểm ngày 1.1.2008. Theo đó, kể từ ngày

1.1.2008, người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Mặt khác, theo quy định của pháp luật, nếu có giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất, với 11 loại giấy tờ tương đương “sổ đỏ” là được cấp phép xây dựng. Thậm chí, đất không có giấy tờ nhưng được cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, xác nhận là không có tranh chấp, ở ổn định thì vẫn được xem xét để cấp phép xây dựng. Như vậy, quy định về việc muốn được cấp phép xây dựng người dân phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Quyết định 79 của UBND TP Hà Nội là không phù hợp. Thực tế cho thấy . Hà Nội đang tồn đọng 65.000 sổ đỏ, người dân chưa đến nhận. Bên cạnh đó, có khoảng 27.000 trường hợp thuộc diện bất khả kháng chưa thể cấp sổ đỏ. Ngoài ra, còn hàng vạn trường hợp như đất dự án, nhà tự quản, nhà cấp 4, đất tái định cư... chưa được cấp sổ đỏ. Ðiều này có nghĩa là nếu theo quy định mới của thành phố, hàng trăm nghìn trường hợp nêu trên sẽ không được cấp phép xây dựng. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở của người dân đang bức thiết, cho nên họ vẫn phải xây dựng. Những nỗ lực trong quản lý trật tự xây dựng đô thị của Hà Nội có thể bị cản trở bởi quyết định 79. Ðề nghị UBND thành phố Hà Nội xem xét lại quyết định nêu.

Nhận thấy sự vô lý trong Quyết định này, ngày 18/12/2007 ,Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) có Công văn số 168/KTrVB gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị xem xét, hủy bỏ Quyết định số 79 của UBND

Một phần của tài liệu Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Trật Tự Xây Dựng Và Cấp Phép Xây Dựng Trên Địa Bàn Quận Đống Đa 1. (Trang 27 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w