2. Một số giải pháp
2.1 Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch đô thị
Trên cơ sở những vướng mắc về quy hoạch đô thị trên địa bàn quận Đống Đa nói riêng và Thành phố nói chung, dễ dàng nhận thấy để giải quyết những tồn tại này cần phải có sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương xuống địa phương, sự kết hợp giữa các ban ngành liên quan như : Viện quy hoạch, Sở Quy hoach- Kiến trúc, Sở xây dựng, Sở tài nguyên môi trường, phòng Xây dựng - Đô thị Quận, phòng Tài nguyên - Môi trường quận… để có thể đưa ra một giải pháp tối ưu về quy hoạch.
Thứ nhất: Thành phố khẩn trương hoàn thành và công khai quy hoạch chi tiết 1/500
Quy hoạch chi tiết của Thành phố Hà Nội hiện nay mới chỉ dừng lại ở 1/2000. Đây là một khó khăn trong công tác cấp phép và quản lý trật tự xây dựng đô thị. Dự án quy hoạch chi tiết 1/500 đã có từ lâu, nhưng vì nhiều lý do khác nhau
nên một quy hoạch tổng quan 1/500 cho Thành phố vẫn chưa hoàn thành. Quy hoạch 1/500 ở Quận hầu hết chỉ có ở các phường, các khu vực nhỏ lẻ manh mún như phường Trung Liệt ( được phê duyệt từ năm 2002 bởi quyết định số 151/2002/ QĐ-UB)…Do đó, Thành phố nên huy động các nguồn vốn đầu tư khác nhau cho công tác khảo sát, lập quy hoạch chi tiết cho các khu dân cư để quy hoạch có thể đi trước một bước làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư trong xây dựng cũng như giới thiệu các địa điểm trong quy hoạch, giao đất, cho thuê đất, và cấp phép xây dựng.Việc xét duyệt lập quy hoạch chi tiết của Thành phố có liên quan mật thiêt đến lợi ích của người dân nên UBND Thành phố nên khi xây dựng bản dự thảo quy hoạch cần đặc biệt chú ý đến khâu khảo sát thực tế, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào quá trình thực hiện quy hoạch chi tiết như: lấy ý kiến trên các wedsite, trên các tạp chí, báo chuyên ngành, tổ chức các cuộc thi trên các phương tiện thông tin đại chúng…
Khi đã có quy hoạch chi tiết rồi, Thành phố cần tiến hành công khai quy hoạch. Công khai ở đây không có nghĩa là treo tầm bản đồ quy hoạch chi tiết trong các phòng ban chuyên môn mà công khai ở đây phải là các biện pháp hữu hiệu như: Thiết lập một wedsite riêng công bố bản đồ quy hoạch chung của toàn Thành phố , bản đồ quy hoạch của từng quận huyện và bản đồ có thể phóng to đủ để người dân có thể nhận biết được. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác như: báo, tạp chí chuyên ngành… Sau khi Thành phố hoàn thành và bàn giao quy hoạch chi tiết 1/500 cho Quận, cán bộ chuyên môn trong Quận cần kết hợp với các phường tổ chức thông báo trên loa phát thanh phường bản quy hoạch, niêm yết bản quy hoạch chi tiết của Quận bên cạnh bảng tin của phường. Đồng thời, in thành nhiều bản gửi tới các công ty xây dựng đóng trên địa bàn phường có chuyên môn là chủ đầu tư các công trình xây dựng, tư vấn giám sát xây dựng…
Thứ hai: Thành phố cần sớm có thiết kế đô thị hợp lý, quy định cụ thể số tầng trong các tuyến phố
Thực tế mật độ, kiến trúc các công trình trên địa bàn Quận chính là dẫn chứng cụ thể cho vấn đề bức thiết cho việc cần có một thiết kế đô thị hợp lý cho địa bàn Quận nói riêng và Thành phố nói chung. Song song với kế hoạch thiết kế bản vẽ quy hoạch 1/5000 là việc hiện thực hóa thiết kế đô thị cụ thể bằng văn bản pháp quy bởi lâu nay tất cả đều chỉ là ý tưởng chung chung và việc cấp phép số tầng hay mật độ xây dựng đều dựa vào ý tưởng chung chung đó.Cũng cần xem xét nghiên cứu để đưa ra quy định số tầng tối đa tối thiểu được xây trên các tuyến phố sao cho hợp lý với điều kiện thực tế để nhân dân được biết tránh tình trạng xây dựng lô nhô như hiện nay
Thứ ba: Trong quy hoạh phát triển cần đình hướng cho Quận theo các những phân khu chức năng
Sau khi việc phân chia thành các phân khu chức năng hoàn chỉnh, Quận sẽ có một diện mạo kiến trúc đẹp hơn, hợp lý hơn. Như thế, nhân dân sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về quy hoạch của quận, đất được phân chia theo mục đích sử dụng rõ ràng hơn, từ đó giảm thiểu được tình trạng xây dựng sai phép, đồng thời các công trình vi phạm trật tự xây dựng sẽ được phát hiện dễ dàng hơn.
Những khu vực ổn định:
Các trường Đại học chuyên nghiệp,
Các khu lịch sử văn hóa hiện có đã xếp hạng, Các cơ quan lớn của Trung ương và Thành phố, Mạng lưới giao thông chủ yếu của Thành phố,
Các hồ điều hòa và các hệ thống mương máng thóat nước chính Các khu còn lại được bố trí như sau:
Các công trình tiếp giáp mặt đường chủ yếu bổ trí xây dựng cao tầng. Đặc biệt là tuyến đường vành đai 2 (đường Trường Chinh - Láng) và đường Nguyễn Chí Thanh, Các công trình công cộng bố trí lùi vào phía trong chỉ giới đường đỏ với khoảng cách ít nhất là 3m.
Các điểm không gian thoáng, khu vực quảng trường, nút giao thông có tầm nhìn đẹp bố trí các trung tâm giao dịch, công trình công cộng để tạo bộ mặt kiến trúc cho trục đường.
Các công trình công cộng trực thuộc trung ương và thành phố được bố trí dọc theo các đường trục chính thành phố như: Tây Sơn - Tôn Đức Thắng, La Thành, Giải Phóng, Khâm Thiên và các khu vực Trung tâm như Ngã Tư Sở, ngã tư Thái Hà. Các công trình công cộng cấp khu vực được bố trí chủ yếu ở chỗ giao nhau giữa các tuyến phố chính.
Các trung tâm công cộng trong địa bàn được bố trí trên dọc trục phố chính hướng tâm ( đường Nguyễn Trãi qua Ngã Tư Sở, Ô Chợ Dừa, Văn Miếu). Trong đó, khu vực Ô Chợ Dừa được bố trí là trung tâm chính của Quận. Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trung tâm văn hóa mang tầm cỡ quốc gia, là một di tích lịch sử văn hóa có giá trị dân tộc phải được tôn tạo. Ngã Tư Sở là trung tâm thương mại lớn của Thủ đô. Ở đây bố trí các công trình công cộng dịch vụ cấp thành phố, đặc biệt là chợ ngoài trời.Hệ thống chợ được bố trí và phân loại rõ ràng và tuân thủ theo quy hoạch chuyên ngành về mạng lưới chợ của thành phố
Các công trình công cộng cấp cơ sở tùy theo tính chất được đặt dọc theo các đường nội bộ các ô phố ( các công trình dịch vụ) hoặc phía bên trong của lô phố( các công trình văn hóa, giáo dục, y tế)
Trên cơ sở định hướng đã được xác định trong quy hoạch tổng thể thành phố Hà Nội, quận Đống Đa sẽ không dành đất xây dựng thêm khu công nghiệp mới. Các xí nghiệp công nghiệp cũ giữ lại phải có các biện pháp chỉnh trang, cải tạo để tránh ô nhiễm môi trường. Đất đai dùng cho sản xuất ở các điểm phân tán cần được nghiên cứu sử dụng hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất trên địa bàn quận. Một số cơ sở hiện có trong cac khu dân cư gây ô nhiễm môi trường như ở các công ty cao su Hà Nội, bột giặt Thái Hà, y cụ, hoá dược, thuỷ tinh, thảm len, công ty phụ tùng xe đạp Đống Đa, ... cần chuyển ra khu công nghiệp tập trung (được bố
trí chỉ định của quy hoạch tổng thể thành phố) để xây dựng các trường học và các khu chức năng khác như bãi đỗ xe và trồng cây xanh.
Một số khu vực cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp: bao gồm các khu cung cư, các ô phố nhân dân tự xây dựng và các làng xóm cũ ( như Phương Mai, Hoàng Cầu...). Hướng cải tạo chủ yếu là sửa chữa nhỏ, chỉnh trang bộ mặt kién trúc, tăng cường cây xanh, bố trí thêm công trình dịch vụ công cộng, cải tạo hệ thông hạ tầng kỹ thuật.
Khu vực cải tạo lớn, bao gồm các khu vực có mật độ xây dựng quá cao, xây dựng lộn xộn, môt trường thấp kém, thông thường là các ô phố xây dựng tự phát, khu vực ven trục phố chính, ven sông hồ (như khu vực hồ Linh Quang, hồ Văn Chương, dọc mương Yên Lãng ...).
Khu vực phải giải toả hoàn toàn bao gồm các khu vực nhà nằm trong khu cây xanh, công viên, trong chỉ giới đường đỏ, hành lang bảo vệ các công tình di tích lịch sử, ven sông hồ hoặc công trình trọng điểm của thành phố và các bãi đỗ xe (như khu vực hồ Văn, công viên Đống Đa, trên tuyến đường La Thành ...) Các khu vực cấm xây dựng phải tuân theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
Hệ thống công viên cây xanh chủ yếu tập trung ở công viên Đống Đa và các khu vực khác như ở Văn Miếu, chùa Láng, Xã Đàn, Ngã Tư Sở (ven sông Tô Lịch), cạnh trường Đại học Thuỷ Lợi và Đại học Y Khoa. Tuy nhiên, cần phải lưu ý đến các quy định về phạm vi bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử.
Cây xanh kết hợp với các hồ nước tạo thành hệ thống cảnh quan đáp ứng yêu cầu nghỉ ngơi, giải trí, đồng thời góp phần cải thiện điều kiện vi khí hậu cho khu vực. Kết hợp với chức năng là các hồ điều hoà, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thoát nước mưa của cả quận và thành phố.
Thứ tư: Tăng cường công tác quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch
Biểu hiện bằng việc khi xét duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết, cần chú trọng đến cả đến những bản vẽ sơ đồ tổ chức không gian cảnh quan, bản đồ quy hoạch hệ
thống công trình hạ tầng kỹ thuật, bản đồ chỉ giới đường đỏ…Sau khi đồ án quy hoạch đã được duyệt, cần được tổ chức thực hiện trên cơ sở các quy chế quản lý, quản lý xây dựng theo quy hoạch. Song song là việc tổ chức công bố và công khai các đồ án quy hoạch đã được duyệt để cho dân biết, dân kiểm tra và thực hiện, đưa ra các chỉ giới quy hoạch và cắm mốc ở ngoài thực địa. Xét duyệt địa điểm xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư , cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thông qua việc cấp chứng chỉ quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng, tạo điều kiện để các tổ chức các cá nhân xây dựng các công trình phù hợp với quy hoạch, đảm bảo chất lượng cảnh quan môi trường đô thị.