học xã hội, Hà Nội, Tr. 238.
16 C.Mác – Ăng-ghen (1998), Sđd, Tr. 754.17 Sđd, Tr. 755. 17 Sđd, Tr. 755.
của tổ chức quân sự này. Sự mở rộng của các công xã có một tác động to lớn trong việc xuất hiện những nô lệ, tức là thành viên của những bộ lạc bị chinh phục sẽ trở thành những người nô dịch cho kẻ chiến thắng. Đồng thời quá trình đó cũng làm cho các thành viên “có nhiều nhiều điều kiện để từng người trở nên thành người sở hữu tự nhiên về ruộng đất – mảnh ruộng đặc biệt – mà việc canh tác biệt lập thửa ruộng ấy được dành cho người đó và gia đình anh ta”18. Một mặt công xã là quan hệ qua lại giữa những người tư hữu tự do và bình đẳng, là sự hợp nhất họ lại để để chống lại thế giối bên ngoài, đồng thời công xã là sự đảm bảo đối với họ. Giữa những cá nhân tư hữu và công xã có một mối quan hệ hữu cơ và đảm bảo cho sự tồn tại lẫn nhau. Và ở đây C.Mác nhấn mạnh đến quyền tư hữu của các thành viên nhiều hơn, “sở hữu – đó là quyền sở hữu của các quy-rít, quyền sở hữu La Mã; một người tư hữu ruộng đất chỉ có thể là như vậy nếu là người La Mã, những với tư cách là người La Mã, người ấy nhất thiết phải là người tư hữu ruộng đất”19. Chính sự tồn tại của chế độ tư hữu trong hình thức công xã cổ đại đã dẫn đến nhiều hệ quả quan trọng dẫn đến sự phân hóa giữa các giai cấp. Đồng thời sự phát triển của các công xã như thế cũng đã dẫn đến sự xuất hiện của chế độ nô lệ.
Về thời gian hình thành của các nhà nước
Một nhà nước ra đời sớm hay muộn phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển của kinh tế, đồng thời là sự phân hóa của xã hội. Từ những gì đã được trình bày ở chương I, chúng ta có thể khái quát và so sánh các thời điểm mà các quốc gia cổ đại đã xuất hiện, trong đó có nhà nước đầu tiên ở Việt Nam – Văn Lang –Âu Lạc.
Có một điều dễ nhận thấy ở đây, các quốc gia cổ đại ở phương Đông như Ấn Độ, Trung Quốc ra đời từ khá sớm. Ở Ấn Độ vào khoảng cuối thiên niên kỷ thứ II TCN gắn liền với sự xâm nhập của người A-ri-an vào vùng Tây Nam Ấn Độ; và ở Trung Quốc nhà nước đầu tiên ra đời vào khoảng thế kỷ XXI TCN. Sở dĩ ở nhà nước ở đây ra đời sớm như thế là sự xuất hiện của những người tối cổ đã có từ rất lâu trong lịch sử, và do trình độ chiếm lĩnh tự nhiên của cư dân phát triển rất nhanh.
18 C.Mác – Ăng-ghen (1998), Sđd, Tr. 756.19 Sđd, Tr. 759. 19 Sđd, Tr. 759.
Việc phát hiện ra đồ đồng đã không ngừng làm tăng năng suất lao động, nhất là đối với việc canh tác nông nghiệp, tại những đồng bằng phù sa rộng lớn do các con sông như Ấn và Hằng (Ấn Độ), Hoàng Hà và Trường Giang (Trung Quốc). Quá trình tan rã của công xã nguyên thủy diễn ra cũng từ rất sớm, từ đó dẫn đến sự ra đời của nhà nước.
Ở Việt Nam, nhà nước Văn Lang – Âu Lạc ra đời có phần muộn hơn so với hai quốc gia trên. Nền tảng vật chất của nhà nước này chính là nền văn hóa Đông Sơn – đỉnh cao của nền văn hóa đồ đồng, tức là vào khoảng thế kỷ VII – VI TCN. Nguyên nhân nhà nước đầu tiên ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác ở phương Đông có thể được lý giải dó quá trình tiến hóa của người tối cổ ở Việt Nam diễn ra muộn hơn, việc sống định cư, việc chiếm lĩnh tự nhiên cũng có thể diễn ra chậm hơn so với những nước đó…
Đối với các nhà nước cổ đại ở phương Tây như Hy Lạp, La Mã, thời gian xuất hiện cũng khá muộn so với các nước phương Đông, nhưng nếu so với nhà nước Văn Lang thì gần như có chung một niên đại. Nhà nước A-ten và nhà nước La Mã xuất hiện vào khoảng thế kỉ VIII đến thế kỉ VII TCN. Chính sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình định cư của cư dân ở hai quốc gia này, từ đó cũng ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế, phân hóa xã hội diễn ra muộn hơn.
Cơ sở hình thành của các nhà nước
Theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà nước ra đời dựa trên hai cơ sở chính. Trước hết là cơ sở về kinh tế, tức là có sự xuất hiện của chế độ tư hữu trong lòng công xã thị tộc, đây chính là chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa đi đến tan rã của công xã thị tộc – mà cơ sở của nó là chế độ công hữu. Thứ hai, là cơ sở về xã hội, nhà nước chỉ ra đời khi xã hội có sự phân hóa thành các giai cấp, và giữa các giai cấp đó xuất hiện những mâu thuẫn không thể điều hòa được. Như trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Ăng-ghen đã khẳng định: “Nhà nước là một sản phẩm của xã hội ở một giai đoạn phát triển nhất định của nó, là sự thú nhận rằng xã hội lâm vào tinh trạng có mâu thuẫn giai cấp
không thẻ điều hòa được”20 và trong cuốn Nhà nước và cách mạng, Lênin viết: “Nhà nước xuất hiện ở nơi nào, khi nào, và trong những chừng mực nào mà đứng về mặt khác quan những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được”21.
Đó là những nguyên lý chung mà chúng ta cần vận dụng vào việc nghiên cứu sự hình thành của nhà nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, khi nghiên cứu sự ra đời của nhà nước ở từng khu vực cụ thể, chúng ta cũng không nên vận dụng một cách máy móc những nguyên lý đó, mà cần tập trung chú ý vào những nhân tố mang tính chất đặc trưng của các khu vực đó.
Trước hết ở Việt Nam, nhà nước Văn Lang đã ra đời trên cũng trên những tiền đề về kinh tế, về xã hội. Nhưng bên cạnh đó những nhân tố khác có vai trò tác động quan trọng cũng phải kể ra ở đây là nhân tố thủy lợi và chống ngoại xâm. Trong khoảng 2000 năm, từ giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên đến Đông Sơn, nền kinh tế của cư dân Việt cổ có sự chuyển biến quan trọng, từ nền kinh tế mang dáng dấp nguyên thủy với công cụ bằng đá còn phổ biến ở giai đoạn đầu, đã phát triển thành một nền kinh tế đa dạng, phong phú với những công cụ bằng đồng thau, bằng sắt, lấy nông nghiệp trồng lúa nước làm cơ sở vào giai đoạn sau. Bản thân nền nông nghiệp trồng lúa nước cũng chuyển biến mạnh mẽ từ làm đất dùng cuốc lên làm đất dùng cày với lưỡi cày bằng kim loại và sức kéo của gia súc.Sự phân công lao động giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã đẩy nền kinh tế lên tới một trình độ phát triển mới. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, đó là quá trình mở rộng địa bàn cư trú từ vùng đồi núi, trung du xuống chiếm lĩnh đồng bằng rộng lớn của sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Trong xã hội đã xuất hiện sản phẩm thặng dư, của cải ngày càng nhiều hơn, tuy nhiên sự xuất hiện của chế độ tư hữu về ruộng đất vẫn còn chưa xuất hiện, ở đây chỉ có sự tư hữu về tư liệu sinh hoạt mà thôi. Đó cũng là một nét đặc trưng của sự phát triển của hình thức công xã Á châu, trong đó chế độ công hữu là phổ biến nhất. Quyền sử hữu ruộng đất hoàn toàn thuộc về công xã và cá nhân chỉ chiếm hữu và sử dụng mà thôi, “trong hình thức Á châu (ít ra là trong hình thức thường thấy của nó) không
20 Dẫn theo Đinh Gia Trinh (1974), “Vấn đề nhà nước thời Hùng Vương”, Hùng Vương dựng nước, tập IV, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, Tr. 279. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, Tr. 279.
có sở hữu cá nhân riêng lẻ, mà chỉ có chiếm hữu cá nhân; người sở hữu thực tế, chân chính, là công xã, do đó, sở hữu chỉ tồn tại với tư cách là sở hữu tập thể về ruộng đất mà thôi”22.
Về mặt xã hội, sự phát triển về kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến phương diện này. Trong xã hội đã có xuất hiện sự phân chia thành các giai tầng, nhưng giữa các giai tầng đó chưa có sự cách biệt sâu sắc. Các mộ táng phát hiện được trong các giai đoạn văn hóa đã nói lên sự phân hóa đó. Sự xuất hiện của công xã nông thôn với những đặc trưng của nó đã ảnh hưởng đến sự phân hóa xã hội. Một bộ phận những người đứng đầu trong các công xã thị tộc cũ đã biến những sản phẩm chung của công xã thành của riêng mình, và bắt đầu giàu có lên so với những nông dân trong công xã. Dần dần họ trở thành tầng lớp quý tộc, có địa vị về kinh tế. Đến khi nhà nước xuất hiện thì chính họ trở thành người lãnh đạo nhà nước đó. Về đại thể, đến trước khi nhà nước Văn Lang ra đời, trong xã hội tồn tại ba tầng lớp chính: quý tộc, nông dân công xã và tầng lớp nô tỳ. Tuy vậy, sự phát triển mạnh mẽ của công xã nông thôn đã làm cho mối quan hệ giữa các tầng lớp này trở nên gần gũi mà chưa có sự cách biệt sâu sắc. Nô tỳ chỉ là những người phục vụ trong các gia đình mà thôi chứ không đóng vai trò là một lực lượng sản xuất chính của xã hội.
Từ những điền đề chưa thực sự chín muồi đó, chưa xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xã hội xuất hiện những mâu thuẫn gay gắt giữa các giai cấp, nhà nước Văn Lang vẫn ra đời, và là một nhà nước thực sự trong lịch sử. Như vậy sự ra đời đó cần phải có sự tác động của những nhân tố khác, đóng vai trò là động lực thúc đẩy. Nhìn vào hoàn cảnh lịch sử của các nước phương Đông và của Việt Nam thời cổ đại, chúng ta có thể xác định được vấn đề thủy lợi và chống ngoại xâm là những nhân tố thúc đẩy sự hình thành của nhà nước Văn Lang. Như trong tác phẩm Chống Đuy-rinh, Ăng-ghen đề cập: “Nhà nước mà dần dần các tập đoàn người nguyên thủy cùng chung một nòi giống đã đi tới, trước hết nhằm chăm lo đến những lợi ích chung (thí dụ như lợi ích thủy lợi ở phương Đông) và để tự vệ chống bên ngoài…”23. Chính điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, cộng thêm nhu cầu
22 C.Mác (1976), Các hình thái có trước có trước nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, Nxb. Sự thật, Hà Nội, Tr. 14.23 Dẫn theo Đinh Gia Trinh (1974), “Vấn đề nhà nước thời Hùng Vương”, Hùng Vương dựng nước, tập IV, 23 Dẫn theo Đinh Gia Trinh (1974), “Vấn đề nhà nước thời Hùng Vương”, Hùng Vương dựng nước, tập IV, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, Tr. 284.
phải xây dựng các công trình công cộng, trong đó công trình thủy lợi đóng vai trò chủ đạo, đã buộc những cư dân người Việt cổ phải liên kết lại với nhau thành một cộng đồng, nhằm tổng hợp được nguồn sức mạnh to lớn. “Từ cuối giai đoạn Gò Mun, nhất là đến giai đoạn Đông Sơn, do những yêu cầu kinh tế mới như phải đầu tư một khối lượng lớn sức lao động, phải khắc phục úng lụt để phát triển nông nghiệp, điều mà từng gia đình lớn riêng lẻ không thể một mình đảm đương được, do đó đã có sự hợp lực ít ra của nhiều dòng họ khác nhau cùng sống trong một công xã”24. Việt Nam là một đất nước có vị trí chiến lược, mang tính tiếp xúc của bán đảo Đông Dương và Đông Nam Á, nó nằm trên đầu mối của những luồng giao thông tự nhiên, vừa nối liền với đại lục, trong thế núi liền núi, sông liền sông, vừa có bờ biển dài ra nhìn ra Thái Bình Dương. Đó là một vị trí giao lưu kinh tế, văn hó thuận lợi, những cũng lắm đụng độ và dễ bị tiến công từ nhiều phía. Vì thế, yêu cầu tự vệ, chống các mối đe dọa từ bên ngoài cũng sớm được đặt ra. Sự tăng lên của các loại vũ khí về số lượng và loại hình qua các nền văn hóa đã phần nào chứng tỏ được điều đó.
So với các quốc gia khác ở phương Đông, như Ấn Độ, Trung Quốc, chúng ta thấy rằng nhà nước ở Việt Nam và nhà nước ở hai quốc gia kể trên xuất hiện cũng do sự thúc đẩy của yếu tố trị thủy và tự vệ. Các nhà nước sơ khai ở Ấn Độ và Trung Quốc cũng xuất hiện trên lưu vực các con sông lớn như sông Ấn, sông Hằng (Ấn Độ), sông Hoàng Hà và sông Trường Giang (Trung Quốc), cơ sở kinh tế là nông nghiệp, các công xã nông thôn được hình thành một cách phổ biến. Chính vì thế, cũng giống như ở Việt Nam, chế độ công hữu trong các công xã, sự kết hợp giữa nông nghiệp và thủ công nghiêp,…đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của chế độ hữu và sự phân hóa giai cấp. Ở Ấn Độ, vào khoảng cuối thiên niên kỷ thứ hai, các công xã nông thôn xuất hiện ngày càng phổ biến, xuất phát từ nhu cầu cần phải tu bổ đê điều, đường sá, đền miếu và đề phòng ngoại xâm, nên các công xã đã liên hiệp lại thành liên minh công xã, dưới tác động của nhân tố này, cộng hưởng với sự phát triển của tư hữu về tư liệu sinh hoạt, sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, nhà