C.Mác – Ăng-ghen (1995), Sđd, Tr 194.

Một phần của tài liệu so sánh sự hình thành nhà nước văn lang âu lạc với một số nhà nước cổ đại trên thế giới (Trang 35 - 38)

Sở dĩ có thể đưa ra những nhận trên là vì chúng tôi dựa trên những phân tích ở chương một, cộng với việc tìm hiểu những tác phẩm có nghiên cứu về vấn đề này. Trước tiên ở các ở các nước phương Đông, trong đó có nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, sự tồn tại của chế độ công hữu ruộng đất trong các công xã nông thôn, sự tồn tại của một nhà nước quân chủ chuyên chế, bóc lột nông dân công xã dựa trên hình thức cống nạp đã làm cho tình hình trở nên khác đi so với các nhà nước chiếm nô điển hình ở phương Tây. Ở các nước phương Đông, nô lệ và chủ nô vẫn tồn tại, nhưng ở đây, nó lại mang tính chất gia trưởng, có nghĩa là nô lệ chỉ là những người phục vụ các công việc trong gia đình, hoặc là trong một vài xưởng thủ công của nhà nước, chứ không phải là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội, lực lượng đó là đông đảo các nông dân công xã. Một điểm đáng lưu ý nữa, sự tồn tại đang xen giữa các hình thái kinh tế xã hội trong các nước phương Đông cũng chi phối đến sự phát triển của hình thái chiếm hữu nô lệ trong các quốc gia này, “phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ trong lòng nó [các nước phương Đông] không bao giờ được phát triển thành phương thức sản xuất thống trị. Các quan hệ thống trị trong hình thái kinh tế xã hội đó bao giờ cũng là quan hệ thu cống giữa công xã và nhà nước”28. Như vậy, do những điều kiệt nhất định, chế độ chiếm hữu nô lệ ở các nước phương Đông mặc dù có tồn tại những không thể vươn lện địa vị thống trị và phải nhường chỗ cho một hình thái xã hội khác – “phương thức sản xuất châu Á”. Như trên đã trình bày, theo quan điểm của Mác, ở các quốc gia phương Đông, hình thức bóc lột chủ yếu là việc nộp cống (sự kết hợp giữa tô và thuế) chiếm vị trí chủ yếu, đó là quan hệ bóc lộc giữa vua – đại diện cho nhà nước chuyên chế phương Đông với các thành viên trong công xã nông thôn, “một bộ phận lao động thặng dư của công xã thuộc về công xã cao hơn, mà xét cho cùng đó là công xã tồn tại dưới hình thức một cá nhân, và lao động thặng dư này biểu hiện ra dưới hình thức khoản cống nạp… cũng như thông qua những công việc lao động chung để ca ngợi nhân tố duy nhất – có lúc là đó là kẻ chuyên chế thực sự, có lúc đó là một ông thần tưởng tượng của bộ lạc”29. Ngoài ra, nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế trọng yếu của đất nước, nên các

28 Nguyễn Hồng Phong (2005), Sđd, Tr. 238.29 C.Mác – Ph.Ăng-ghen (1998), Sđd, Tr. 752. 29 C.Mác – Ph.Ăng-ghen (1998), Sđd, Tr. 752.

nhà nước ở phương Đông cũng tập trung vào các công việc phục vụ cho việc sản xuất này. Đó là việc xây dựng, quản lý các công trình thủy lợi, đường xá,…, như Mác đã nhận xét: “một mặt, cũng như nhân dân tất cả các nước phương Đông, nhân dân Ấn Độ trao cho chính phủ trung ương chăm lo những công trình công cộng lớn, những công trình đó là là điều kiện cơ bản của nền nông nghiệp và thương nghiệp của họ…”30. Tất cả những điều phân tích trên đây, chúng ta đều bắt gặp ở các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc và cả ở Việt Nam nữa.

Khác với nhà nước Văn Lang – Âu Lạc và các nhà nước khác ở phương Đông, các nhà nước phương Tây cổ đại là những nhà nước chiếm nô thực sự. Ở Hy Lạp và La Mã, hình thức công xã cổ đại đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của chế độ tư hữu bên trên chế độ công hữu. Các cuộc chiến tranh giữa các công xã, sự phát triển của thương nghiệp đã tác động đến sự xuất hiện của nô lệ, “trong thế giới cổ đại, sự tác động của thương nghiệp và sự phát triển của tư bản thương nghiệp luôn luôn dẫn tới một nền kinh tế chiếm hữu nô lệ”31. Trong các xã hội đó, nô lệ thực sự trở thành một lực lượng sản xuất chủ yếu, chẳng hạn ở A-ten ở thời đại toàn thịnh, theo ước tính của Ăng-ghen, “tổng số công dân tự do ở A-ten có chừng 90.000 người, kể cả đàn bà và trẻ con, cộng với 365.000 nô lệ nam và nữa và 45.000 người được hưởng sự bảo hộ, tức là những người từ các nơi khác đến và những nô lệ đã được giải phóng”32. Sự ra đời của nhà nước ở Hy Lạp và La Mã cổ đại cũng dựa trên sự phân hóa xã hội thành hai giai cấp chủ yếu là chủ nô và nô lệ, ban đầu mâu thuẫn trong các công xã thị tộc là mâu thuẫn giữa những người tự do và quý tộc thị tộc, nhưng rồi sự phân hóa xã hội đã chuyển mâu thuẫn đó thành mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ. Nhà nước ra đời đại diện cho giai cấp chủ nô và tiến hành bóc lột đối với giai cấp nô lệ, và nhà nước đó là một nhà nước chiếm hữu nô lệ điển hình trong lịch sử nhà nước nhân loại.

30 C.Mác – Ph. Ăng-ghen (2004), Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Tr. 175.31 Mác, Tư bản, T.III, Tr. 40, Editions Socials dẫn theo Nguyễn Hồng Phong (2005), Sđd, Tr. 239. 31 Mác, Tư bản, T.III, Tr. 40, Editions Socials dẫn theo Nguyễn Hồng Phong (2005), Sđd, Tr. 239. 32 C.Mác – Ăng-ghen (1995), Sđd, Tr. 179.

Một phần của tài liệu so sánh sự hình thành nhà nước văn lang âu lạc với một số nhà nước cổ đại trên thế giới (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w