Phan Huy Lê và Chử Văn Tần (1973), Sđd, Tr 314.

Một phần của tài liệu so sánh sự hình thành nhà nước văn lang âu lạc với một số nhà nước cổ đại trên thế giới (Trang 31 - 32)

nước đã chính thức được ra đời. Ở Trung Quốc, sự xuất hiện của nhà nước cũng được thúc đẩy bởi nhân tố đặc trưng đó như ở Ấn Độ và ở Việt Nam.

Khác với sự hình thành nhà nước ở Việt Nam, các nhà nước ở phương Tây ra đời không cần sự tác động của nhân tố đặc biệt là nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm, mà tự bản thân sự vận động của nó đã đảm bảo được hai tiền đề là sự xuất hiện của chế độ tư hữu, sự phân hóa xã hội thành các giai cấp đối kháng với nhau. Chẳng hạn khi nhận xét về sự ra đời của nhà nước A-ten ở Hy Lạp, Ăng-ghen cho rằng: “sự ra đời của nhà nước ở người A-ten, là một ví dụ đặc biệt điển hình về sự hình thành của nhà nước chung, một mặt vì nó diến ra dưới một dạng thuần túy, không có sự can thiệp của bạo lực ở bên ngoài hay ở bên trong (…), mặt khác, vì nó đại biểu cho sự phát sinh trực tiếp của một hình thức phát triển rất cao của nhà nước…”25. Như đã phân tích, ở Hy Lạp và La Mã gắn liền với sự tan rã của công xã nguyên thủ là sự ra đời của công xã cổ đại, mà ở công xã đó đã tồn tại chế độ tư hữu về ruộng đất bên cạnh chế độ công hữu. Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp như ở Việt Nam và các nước phương Đông, nhưng mặt khác, sự phát triển của thủ công nghiệp và đặc biệt là thương nghiệp đã tác động một cách mạnh mẽ đến trình độ phát triển của nền kinh tế và xã hội. Khi bàn về vai trò của thương nghiệp trong việc hình thành chế độ nô lệ, Mác có nhận định: Trong thế giới cổ đại, sự tác động của thương nghiệp và sự phát triển của tư bản thương nghiệp luôn luôn dẫn tới một nền kinh tế chiếm hữu nô lệ. Ba cuộc phân công lao động đã làm cho “sản xuất tăng lên trong tất cả các ngành chăn nuôi gia súc, nông nghiệp, thủ công nghiệp gia đình, làm cho sức lao động của con người có khả năng sản xuất được nhiều sản phẩm hơn số sản phẩm cần thiết cho sự duy trì sức lao động của họ, đồng thời cũng làm tăng thêm số lao động hằng ngày của mỗi thành viên của thị tộc, của cộng đồng gia đình hoặc của gia đình cá thể. Do đó đẻ ra nhu cầu phải thu hút những sức lao động mới. Chiến tranh cung cấp những sức lao động mới đó: các tù binh bắt được trong chiến tranh bị biến thành nô lệ. Trong những điều kiện lịch sử lúc đó, sự phân công xã hội lớn đầu tiên, do tăng năng suất lao đọng, tức là tăng của cải và do mở rộng lĩnh vực hoạt động sản xuất, nhất định

Một phần của tài liệu so sánh sự hình thành nhà nước văn lang âu lạc với một số nhà nước cổ đại trên thế giới (Trang 31 - 32)