CHU KỲ KINH DOANH

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế vĩ mô (Trang 63 - 65)

Các lý thuyết nghiên cứu về chu kỳ kinh daonh thường phân chia các nhân tố

gây nên chu kỳ làm 2 loại:

-Các nhân tố bên ngoài hệ thống kinh tế: chính trị, thời tiết,dân số…) gây nên những cơn sốc ban đầu. Những cơn sốc này, sau đó, được truyền vào nền kinh tế.

-Các nhân tố bên trong hệ thống kinh tế: chứa đựng những cơ chế đẻ ra chu kỳ

kinh doanh - phản ứng lại và khuyếch đại thành những chu kỳ kinh doanh lặp đi lặp lại..

Một trong những cơ chế gây nên chu kỳ kinh doanh là tác động qua lại giữa số

nhân của Keynes và nhân tố gia tốc:

- Nhân tố gia tốc là một thuyết nói về các nguyên nhân quyết định đầu tư - một nhân tố chi phối các chu kỳ kinh doanh: ngoài những nhân tố (Mức cầu về sản phẩm do đầu tư mới tạo ra; Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư như lãi suất, thuế; Dự đoán của các doanh nghiệp và tình trạng của nền kinh tế trong tương lai), việc tăng đầu tư còn xẩy ra khi sản lượng tăng.

- Sản lượng phải liên tục tăng cùng nhịp độ mới đảm bảo cho vốn đầu tư

không đổi. Khi sản lượng ngừng tăng, thì đầu tư ròng (đầu tư tăng thêm vốn tư bản) sẽ giảm đến số 0 và tổng đầu tư chỉ bằng đầu tư để duy trì năng lực sản xuất hiện có. - Khi sản lượng giảm, đầu tư sẽ giảm xuống dưới 0 trong thời gian dài. Thậm chí doanh nghiệp có thể bán cả máy móc và không cần thay thế chúng.

Cơ chế phối hợp nhân tố gia tốc và mô hình số nhân có thể mô tả tóm tắt như

sau:

Đầu tư tăng → sản lượng tăng (theo mô hình số nhân) → đầu tư tăng (theo nhân tố gia tốc) → sản lượng tăng…Đạt đỉnh chu kỳ → Sản lượng ngừng tăng → đầu tư giảm (theo nhân tố gia tốc) → sản lượng giảm (theo mô hình số nhân) → đầu

tư giảm (theo nhân tố gia tốc) → sản lượng giảm…Chạm đáy chu kỳ → Tiếp đến

đầu tư tăng lên và thời kỳ khôi phục lại bắt đầu.

Nghiên cứu các chu kỳ kinh doanh có một ứng dụng thực tế quan trọng. Đó là việc đề ra những chính sách ổn định kinh tế , chống lại những giao động không mong muốn của nền kinh tế.

CHƯƠNG VI

THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT

Yêu cầu:

- Nắm khái niệm, đo lường, các nguyên nhân thất nghiệp và lạm phát, vì sao chúng là những vấn đề xã hội lớn.

- Phân tích mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát, các chính sách có thể sử

dụng để giảm tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ lạm phát. Bố cục: I. Thất nghiệp 1. Tác hại của thất nghiệp 2. Thế nào là thất nghiệp 3. Các loại thất nghiệp

4. Thất nghiệp tự nhiên và nhân tốảnh hưởng

II. Lạm phát 1. Lạm phát là gì?

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế vĩ mô (Trang 63 - 65)